Làm việc ở Nhật: Chức năng các phòng ban của doanh nghiệp

Một khi đã quyết định làm việc ở Nhật, đâu là công việc bạn sẽ làm, đâu là phòng ban mình muốn ứng tuyển là 2 trong những yếu tố quan trọng để xác định được con đường sự nghiệp của bản thân.

Làm việc ở Nhật: Chức danh trong doanh nghiệp Nhật Bản

Sơ đồ tổ chức của một công ty sẽ gồm các bộ phận, trong từng bộ phận lại được phân ra thành các phòng ban nhỏ hơn. Hãy cùng tìm hiểu về nhiệm vụ hay chức năng của các bộ phận cấu thành một doanh nghiệp Nhật Bản nhé!

 

Các phòng ban có tiếp xúc với khách hàng (Front office)

Như đúng tên gọi của mình, đây là các phòng ban liên quan đến việc tiếp xúc với khách hàng. Ví dụ có thể kể đến là cổng tư vấn, dịch vụ chăm sóc khách hàng, phòng hỗ trợ và tư vấn khách hàng, phòng kinh doanh. Đối với các phòng ban này do cần phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại, gặp mặt trực tiếp… nên yêu cầu cần phải có đó là khả năng ngoại ngữ cao.

Văn hoá công ty Nhật: Chú ý khi đi ra ngoài gặp khách hàng cùng cấp trên

Một số phòng ban đại diện: 

  • Phòng kinh doanh (営業 – eigyo) tìm kiếm các hợp đồng bán các sản phẩm/dịch vụ của công ty
  • Phòng bán hàng (販売 – hanbai) bán các sản phẩm tới khách hàng
  • Phòng marketing (マーケティング – maketingu) từ việc khảo sát, phân tích thị trường, thành lập một hệ thống để các sản phẩm có thể được bán ra một cách tốt nhất
  • Phòng dịch vụ khách hàng (カスタマーサービス – kasutama sabisu) trả lời các thắc mắc của khách hàng

 

Các phòng ban không có tiếp xúc với khách hàng (Back office)

Là bộ phận xử lý và phát triển các công việc liên quan đến vấn đề tài chính, hành chính, hồ sơ, không có sự tiếp xúc với khách hàng của doanh nghiệp. Dù không có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty nhưng là một bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động của một doanh nghiệp.

Làm việc ở Nhật: 5 năng lực cần có để được đánh giá cao

Một số phòng ban đại diện: 

  • Phòng nhân sự (人事 – jinji) thực hiện các công việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, tập huấn, đánh giá, phát triển cơ cấu bên trong doanh nghiệp
  • Phòng tổng vụ (総務 – somu) giúp hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được diễn ra một cách suôn sẻ, đây là bộ phận liên kết với các phòng khác nhau để thực hiện công việc liên quan đến hành chính
  • Phòng kế toán (経理 – keiri) quản lí một cách chính xác các dòng tiền có trong công ty
  • Phòng tài chính (財務 – zaimu) là phòng tiến hành các hoạt động như làm việc với ngân hàng để tiến hành vay mượn, đầu tư, M&A…
  • Phòng pháp chế (法務 – homu) nắm rõ các mối quan hệ luật pháp liên quan đến hoạt động của công ty để xử lý một cách thích hợp nhất
  • Phòng phát triển hệ thống (システム開発 – shisutemu kaihatsu) xây dựng các hệ thống điều khiển các thiết bị điện tử hoặc các hệ thống phục vụ cho các nghiệp vụ có ở doanh nghiệp
  • Phòng quản lí sản xuất (生産管理 – seisan kanri) quản lý các hệ thống nhằm đảm báo cho hàng hoá được sản xuất dựa trên một kế hoạch cụ thể

Cấu trúc các phòng ban của các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau tuỳ vào loại hình doanh nghiệp, quy mô công ty… Việc lựa chọn và làm tốt công việc của mình là bạn đang góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển của doanh nghiệp của mình.

Văn hoá công ty Nhật

NIPPON★GO – Dịch vụ học tiếng Nhật trực tuyến bất kì lúc nào chỉ với 0 đồng

 

MTWアキ (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る