Cách bảo quản nấm ngon vào mùa thu – mùa của nấm

Thu sang cũng là thời điểm mà ở Nhật có phong phú các loại thực vật, hoa quả bước vào mùa thu hoạch như lê, hạt dẻ, khoai lang… và nấm – một trong những nguyên liệu rất được yêu thích thường xuất hiện trong các món ăn từ gia đình đến nhà hàng. Hôm nay hãy cùng thử tìm hiểu về nấm nhé.

 

Nấm là gì?

Nấm là sinh vật cùng dòng với mốc. Tên trong tiếng Nhật là kinoko. Phần mà con người ăn chính là phần bào tử như hoa trên thực vật. Dù gọi chung là nấm nhưng trong đó có rất nhiều loại khác nhau. Chỉ trong nước Nhật cũng có tới trên hàng nghìn loại và có từ 15 ~ 20 loại được bán trên thị trường.

Việc ăn nấm mọc tự nhiên vào mùa thu có thể xem là nét văn hoá ở Nhật tuy nhiên theo một thống kê trong vòng 10 năm (2001 ~ 2010) trung bình có 56,9 vụ liên quan đến ăn phải nấm độc, 192 người trúng độc và có cả trường hợp tử vong. Thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 các vụ trúng độc liên quan đến nấm có xu hướng tăng. Do đó cần phải hết sức chú ý khi ăn các loại nấm mọc tự nhiên.

 

Mùa của Nấm

Nấm được coi là thi vị của mùa thu ở Nhật nhưng thực tế chúng có quanh năm. Những loại nấm mọc tự nhiên dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa (tháng 6, tháng 7) và mưa thu (từ tháng 9 đến tháng 11).

Một loại nấm rất được ưa chuộng ở Nhật là matsutake (nấm tùng nhung, rất hiếm thường từ trên 4 triệu đồng/1kg) rất khó trồng nên thường người ta phải đi tìm và thu hoạch nấm mọc ở môi trường tự nhiên khi thu sang. Vì thế có thể nói đây là mùa của nấm matsutake. Matsutake có mùi thơm nhưng theo thời gian nó sẽ bị mất dần đi. Vì thế tốt nhất là nên mua nấm được thu hoạch gần nhà. Tuy nhiên những năm gần đây do sự khan hiếm mà thị hiếu lại cao nên trên 90% matsutake được nhập khẩu từ nước ngoài như từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.

Mùa thu ở Nhật Bản 

 

Cách chế biến và bảo quản

Sau đây là một số bí quyết trong việc sử dụng nấm mà bạn có thể áp dụng nhé:

  • Tốt nhất là không rửa nấm vì có thể làm mất đi lượng nước bên trong nó cũng như làm mất đi mùi thơm thay vào đó dùng giấy nhà bếp để lau sạch
  • Xào với lửa to để giữ được nước có trong nấm
  • Tốt nhất là nên nấu súp/canh để giữ được vitamin B chứa trong nấm một cách tốt nhất
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sau khi bọc bằng giấy nhà bếp để tránh không bị hấp hơi, nên sử dụng hết trong vòng 3 ngày vì nấm không để được lâu
  • Nếu muốn để lâu có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời – bằng cách này lượng vitamin D sẽ tăng lên hoặc bỏ vào tủ đông (tăng được độ ngọt cho nấm), trước đó hãy thái nấm thành miếng vừa ăn

 

Chúc các bạn nấu được những món ngon bổ dưỡng từ nấm nhé!

Đừng đánh cược mạng sống của mình đi hái nấm

 

Theo tenki.jp

bình luận

ページトップに戻る