31 đặc trưng thường thấy ở “doanh nghiệp đen”

ブラック企業 – Burakku kigyo – doanh nghiệp đen, bạn đã từng nghe về thuật ngữ này chưa? Đây là một thuật ngữ thường xuất hiện từ nửa sau thế kỉ 20.

Dù bạn là ai, học sinh đang tìm việc làm hay những người đi làm đang tìm việc đều cần phải nắm được đặc trưng của một doanh nghiệp đen để bản thân mình không trở thành nạn nhân của những công ty như thế nhé!

 

Số Đặc trưng
1 Làm thêm giờ nhiều, trung bình ngày trên 3 tiếng
2 Không được nhận tiền làm thêm giờ
3 Tỉ lệ nghỉ việc cao (trong thời gian 3 năm số lượng nhân viên nghỉ trên 30%)
4 Tuyển dụng nhân viên mới với số lượng lớn
5 Trách móc nhân viên bằng cách nói đụng chạm đến tinh thần
6 Không cho nghỉ việc
7 Cạy chức quyền bắt nạt nhân viên
8 Ra hạn mức công việc cực kì cao
9 Không có quy định làm việc một cách đầy đủ
10 Văn phòng công ty thường còn sáng đèn đến tận khuya
11 Ở các tin tuyển dụng thường ghi “アットホームな職場です” (môi trường làm việc như ở nhà) để thu hút ứng viên
12 Số ngày nghỉ trong một năm ít
13 Không tăng lương
14 Không có bậc đàn anh là người trẻ tuổi (do thường sớm nghỉ việc)
15 Lúc nào cũng đăng tuyển người
16 Nhiều câu chuyện không tốt về công ty được lan truyền trên mạng
17 Sử dụng nhiều nhân viên bán thời gian
18 Lương cơ bản cao (để hấp dẫn ứng viên tuy nhiên tiền làm thêm giờ… không có)
19 Giám đốc thường nói chuyện với nhân viên kiểu dạy đời, đụng chạm tới tinh thần nhân viên
20 Phỏng vấn khá dễ dàng, quá trình tuyển dụng nhanh chóng vì không muốn mất ứng viên
21 Thời gian thử việc dài (thường từ 6 tháng đến 1 năm nhằm giảm chi phí lương, bảo hiểm…)
22 Không cấp hợp đồng lao động
23 Cấp trên thường gọi nhân viên vào ngày nghỉ/lễ
24 Không cho nhân viên nghỉ để tham dự các đám/lễ của người thân
25 Dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn tinh thần
26 Nếu không hoàn thành được mục tiêu thường bị đuổi việc vô lý
27 Ép nhân viên mua sản phẩm của công ty bằng tiền cá nhân
28 Hồ sơ tài liệu không được bảo quản, sắp xếp ngăn nắp
29 Nhận sự đánh giá không tốt từ người dân, cộng đồng gần công ty
30 Trong quá khứ có người tự sát hoặc đột tử, chết vì quá mệt mỏi
31 Sau thời gian ngắn đã nâng nhân viên lên cấp quản lý (thực tế không có quyền lợi gì, chỉ là nhằm mục đích giảm chi phí vì ở cấp quản lý thường không được nhận tiền làm thêm giờ)

Khi nhận thấy bất kì dấu hiệu nào trong đây hãy thử hỏi ý kiến của bạn bè, gia đình để có những lời khuyên kịp thời nhé!

 

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

NIPPON★GO – Dịch vụ học tiếng Nhật trực tuyến bất kì lúc nào chỉ với 0 đồng

 

Tham khảo NHK

bình luận

ページトップに戻る