Vạn Diệp Tập – nguồn gốc của niên hiệu mới Lệnh Hoà

Ngày 1/4/2019 Nhật Bản chính thức đổi niên hiệu thành Lệnh Hoà

Ngoài dương lịch như hầu hết các quốc gia khác, Nhật Bản còn sử dụng loại lịch đặc biệt gọi là niên hiệu. Với nguyên tắc mỗi niên hiệu ứng với một triều đại của một Nhật hoàng duy nhất, sau 30 năm Bình Thành của Nhật Hoàng Akihito, niên hiệu Lệnh Hoà chính là đánh dấu sự lên ngôi của Nhật Hoàng Naruhito.

Trong bài phát biểu của thủ tướng Abe Shinzo, ông đã nói rằng Lệnh Hoà được lấy theo ý trong Vạn Diệp Tập (万葉集) – tập thơ cổ của Nhật Bản. Cùng tìm hiểu về Vạn Diệp Tập nào!

 

Vạn Diệp Tập là gì?

Vạn Diệp Tập là tập thơ cổ nhất còn tồn tại của Nhật Bản, là một trong những nền văn học cổ điển của Nhật Bản với khoảng 4500 bài thơ và 4 tập thơ Trung Quốc. Bản cổ nhất trong Vạn Diệp Tập có từ thời Heian (794-1185). Người ta nói rằng Vạn Diệp Tập được hoàn thành trong thời Nara (khoảng năm 790) nên tính đến hiện tại tập thơ cổ này đã hơn 1.000 năm tuổi.

Vạn Diệp Tập chứa những bài thơ ngắn do những người ở các tầng lớp khác nhau làm ra. Mặc dù đã trải qua khá nhiều thời đại nhưng nó vẫn có ảnh hưởng đến văn học Nhật Bản và nghệ thuật truyền thống cho đến ngày nay. Một số nhà thơ nổi tiếng xuất hiện trong Vạn Diệp Tập như Otomono Yakamochi, Kakinomotono Hitomaro, Nukatano Okimi… cũng là những nhà thơ đại diện cho Vạn Diệp Tập xuất hiện trong sách giáo khoa Nhật Bản hiện đại.

 

Ai đã tạo ra Vạn Diệp Tập?

Vậy thì, ai là người đã tập hợp các bài thơ để làm nên Vạn Diệp Tập? Một phần trong số các bài thơ của Vạn Diệp Tập chưa rõ danh tính tác giả và ngay cả ai là người đã tập hơn nên tập thơ cổ này vẫn còn là một ẩn số cho đến ngày nay. Một số bài thơ đã được chia theo thời kì riêng rồi được hoàn thành sau nhiều lần chỉnh sửa. Có giả thuyết cho rằng Otomono Yakamochi – người có khá nhiều tác phẩm trong Vạn Diệp Tập đã tham gia vào quá trình hoàn chỉnh các bài thơ. Tuy nhiên thật không may là không có một ai biết rõ quá trình làm nên Vạn Diệp Tập cho đến khi nó ra đời. Sự bí ẩn về nguồn gốc cũng chính là lí do khiến Vạn Diệp Tập thu hút sự chú ý của mọi người.

Khoảng 1/3 trong số 4.500 bài thơ của Vạn Diệp Tập, tương đương 1.800 bài chưa rõ danh tính tác giả.

 

Bài thơ gốc của niên hiệu Lệnh Hoà

Lệnh Hoà được tham khảo từ lời tựa của bài thơ 32 chữ về hoa mơ có trong quyển thứ 5 của Vạn Diệp Tập.

初春の令月にして、気淑く風和ぎ、梅は鏡前の粉を披き、欄は珮後の香を薫らす

Cách đọc: しょしゅんのれいげつにして、きよくかぜやわらぎ、うめはきょうぜんのこをひらき、らんははいごのこうをかおらす

Ý nghĩa: Trong ánh trăng đầu xuân năm mới, giữa làn gió khẽ khàng, hoa mở nở trắng như phấn đưa hương thơm lan toả

Bài thơ này là khuyết danh và cũng không ai biết tác giả của nó là ai. Đây là lời tựa và sau đó còn có bài thơ về hoa mơ và nó khiến cho người đọc nhớ đến mùa xuân ấm áp đầy hy vọng trong mùa đông lạnh giá. Có thể nói rằng niên hiệu mới mang theo hi vọng của người Nhật về một thời đại mới bình yên thông qua phép ẩn dụ bốn mùa.

Bài viết liên quan về niên hiệu của Nhật Bản

 

MTWアキ (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る