[Văn hoá công ty Nhật] Điều cần biết khi làm việc ở công ty Nhật (kì 1)

“Văn hóa công sở” ở mỗi quốc gia hoặc môi trường văn hóa khác nhau thì lại có sự khác biệt. Tuy vậy về cơ bản văn hóa công sở là các kỹ năng đối nhân xử thế nhằm mục đích “không khiến người làm việc cùng khó chịu” và “không gây phiền toái cho người xung quanh”.

Ở Nhật thì đặc biệt những phép tắc xã giao và cách ứng xử rất được chú trọng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu văn hóa công sở cần thiết trong quá trình làm việc tại Nhật Bản. Chủ đề của kì 1 là về văn hoá khi làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản.

 

Đúng giờ

Đúng giờ giấc là một trong những điều cực kì quan trọng khi đi làm tại Nhật.

Đúng giờ giấc trước hết là yêu cầu tối thiểu khi đi làm, nếu như không thể đảm bảo giờ giấc thì kể cả việc tới công ty đúng giờ cũng không thực hiện được.

  • Trước giờ hẹn từ 5 tới 10 phút, cần phải có mặt tại điểm hẹn, để dư một chút thời gian.
  • Nếu dự tính sẽ gặp phải tình huống bất khả kháng làm trễ giờ hẹn thì bạn cần phải liên lạc với đối phương về tình hình đi muộn của mình.

 

Cúi chào

Ở Nhật, khi gặp gỡ lần đầu thì đôi bên cần phải cúi chào nhau. Ở các nước khác thì có thể bắt tay nhau chẳng hạn, trong khi đó ở Nhật thì thông thường chào hỏi thường đi kèm với nghi thức cúi chào.

Khi cúi chào, tùy vào mức độ gập lưng sẽ thể hiện ý tôn trọng với đối phương.

Ở Nhật, không chỉ trong văn hóa công sở mới có mà ngay cả trong đời sống thường ngày, văn hóa cúi chào cũng hiện hữu và là một phần rất quan trọng trong khi giao tiếp.

Khi ở công ty, nếu đi ngang qua bắt gặp cấp trên hay khách hàng thì nên cúi chào nhẹ (gọi là , khi tới chỗ khách hàng hoặc chào đón/tiễn khách về thì hãy nhớ cúi chào gập lưng chuẩn mực (gọi là /kính lễ) nhé.

 

Chào hỏi

Tuỳ vào các thời điểm trong ngay mà cách chào hỏi ở công ty Nhật cũng khác nhau. Hãy chú ý điều nhé!

  • Buổi sáng khi tới làm thì hãy tươi tỉnh mỉm cười nói “おはようございます/ohayogozaimasu” (Chào buổi sáng)
  • Giữa buổi làm việc thì hãy dùng “お疲れ様です/otsukaresama desu” (Anh/chị vất vả rồi)
  • Khi bản thân muốn tan làm trước thì hãy nói “お先に失礼致します/Osaki ni shitsureitashimasu” (Xin phép về trước ạ) với mọi người rồi ra về
  • Để đáp lại lời chào xin phép ra về của người khác hãy nói “お疲れ様です”/otsukaresama desu

 

Trao đổi danh thiếp

Ở Nhật thì khi bắt đầu làm việc với đối tác, việc đầu tiên cần làm là trao đổi danh thiếp.

Khi trao đổi danh thiếp:

  • Đầu tiên cần lấy danh thiếp của bản thân, cầm bằng hai tay đưa ra
  • Khi nhận danh thiếp của đối phương cũng cần đưa cả hai tay ra nhận về

Dùng một tay để nhận là hành vì thất lễ. Hãy nhận và giữ danh thiếp của đối phương một cách thật trân trọng. Về danh thiếp của bản thân, cần luôn luôn chuẩn bị mang theo mình, danh thiếp bị quăn góc hoặc bị nhàu bẩn chẳng hạn thì không nên sử dụng nữa.

 

Kính ngữ trong xưng hô

Khi gọi ai đó trong khi làm việc tại Nhật:

  • Thông thường mọi người sẽ dùng cách gọi là ghép phần họ và hậu tố “san/さん”
  • Đối với cấp trên trong công ty thì nên dùng cách gọi là “họ + chức vụ” để gọi

Tuy nhiên, khi nói chuyện với người ngoài mà có nhắc đến người công ty mình thì không cần thêm hậu tố kính ngữ. Lý do là vì, trong trường hợp này người mà bạn cần tôn trọng là người ngoài công ty.

 

Cách tự xưng hô

Trong công việc, để chỉ bản thân thì dùng:

  • “わたし/watashi
  • “わたくし/watakushi

“わたくし/watakushi tạo cảm giác lịch sự hơn áp dụng với trường hợp nói chuyện với người có chức vụ rất cao hoặc với người bên ngoài công ty đặc biệt là ở lần gặp đầu tiên.

 

Kính trọng người trên

Đối với cấp trên hoặc người hơn tuổi, hãy luôn nhớ sử dụng từ ngữ một cách trang trọng và thể hiện thái độ lễ phép. Chú trọng vào quan hệ thứ bậc, phép tắc trên dưới cũng là một đặc điểm của công sở Nhật Bản.

 

Tại kì 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về văn hoá công sở khi làm việc ở Nhật hay các doanh nghiệp Nhật Bản nhé.

[Văn hoá công ty Nhật] Điều cần biết khi làm việc ở công ty Nhật (kì 2)

 

Kazuharu (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る