Sống cạnh xác cha mẹ: chuyện gì đang xảy ra ở Nhật Bản?

Trích lời của một người đàn ông đã sống bên cạnh xác của mẹ hơn 1 tháng trời:

“Tôi không biết tìm đến ai để nhận được sự trợ giúp. Đó có lẽ là điểm yếu của tôi”



Liên tiếp các vụ việc con cái không thông báo về cái chết của cha mẹ

Theo lẽ thường khi cha mẹ mất do tuổi già con cái sẽ làm lễ tang để chia buồn với mọi người. Thế nhưng thực tế đang diễn ra ở Nhật không như vậy.

Tại các địa phương, số vụ con cái bị bắt vì để thi thể của cha mẹ đã chết trong nhà đang dần tăng lên. Đặc biệt là các trường hợp con cái ở độ tuổi trung niên không có việc làm sống cùng bố mẹ cao tuổi. Trong vòng nửa đầu năm 2019, đài NHK đã ghi nhận có hơn 20 trường hợp.

 

Con trai 50 tuổi và mẹ 80 tuổi

Người đàn ông 50 tuổi (ông A) sống tại vùng Tohoku đã nhận án treo của toà án vì để thi thể người mẹ 80 tuổi đã chết trong nhà hơn 1 tháng liền. Tại toà án, ông A đã đưa ra lí do mình không thông báo về cái chết của mẹ: “Khi mẹ mất tôi rất bất ngờ và lo lắng về vấn đề kinh tế nên đã mất đi sự bình tĩnh. Tôi không biết mình phải trông cậy vào đâu.”

Ông A từng là nhân viên của một công ty về đầu tư. Với thu nhập hàng năm trên 10 triệu yên ông đã mua một căn nhà ở vùng Tohoku và sống 1 mình tại đó. Công việc tốt nên ông liên tục gửi tiền cho mẹ của mình sống ở quê nhà trong hơn 20 năm liền.

Cuộc đời ông A trở nên tối dần từ 6 năm trước. Đột nhiên ông bị mất việc làm. Thời gian đầu do vẫn còn các khoản tích cóp nên ông không gặp khó khăn gì. Tuy nhiên 1 năm sau khi thất nghiệp việc tìm việc mới trở nên vô vọng, ông đã hơn 50 tuổi và không thể tìm được việc làm có thể sống được bằng kinh nghiệm và kĩ năng của mình. Có 1 công việc tại Trung Quốc nhưng ông không thể bỏ mẹ mình sống 1 mình. Ông đi phỏng vấn hàng chục công ty nhưng đều trượt, tiền tích cóp thì hết dần. Ông dần cắt đứt liên lạc với bạn bè trong sự cáu kỉnh và lo lắng, thất nghiệp làm ông mất động lực rồi ở nhà một thời gian dài để tránh phải tiêu tiền. Khi mẹ ông đến thăm vì không thấy con liên lạc, ông đã quyết định trở về sống với mẹ.

Tuy nhiên tình hình cũng không khả quan hơn là mấy. Bố ông đã mất vì bệnh tật 20 năm trước. Thu nhập của mẹ chỉ dựa vào lương hưu là chính. Ngay cả khi ông A thắt chặt chi tiêu của bản thân thì cuộc sống cũng không hề dễ dàng.

“Lương hưu 1 tháng là 85.000 yên và đó là toàn bộ chi phí sinh hoạt của 2 người. Trước ngày nhận lương gạo và mì chỉ còn đủ cho vài ngày nên đã có lúc 2 mẹ con phải nhịn đói.”



Cái chết của người mẹ

Cuộc sống khó khăn như vậy diễn ra liên tục khoảng 7 tháng rồi đến một ngày đột nhiên người mẹ qua đời tại phòng khách. Ông A không nghe thấy tiếng mẹ thở và cũng không thấy bà cử động. Mặc dù đôi khi người mẹ có ốm nhưng bà vẫn rất khoẻ. Ông A không thể chấp nhận được sự thật này và dành cả ngày ngồi thẫn thờ trong nhà. Lúc này số tiền mặt ông có chỉ là 50.000 yên.

“Tôi biết không làm đám tang thì không được nhưng nếu trả chi phí cho đám tang tôi sẽ không còn đồng nào. Lúc đó trong đầu tôi nghĩ ngay đến một từ – chết đói. Tôi hoàn toàn mất tinh thần và không thể bình tĩnh suy nghĩ được gì”

 

1 tháng sống với người mẹ không còn cử động

Hai mẹ con ông A không có mối quan hệ thân thiết với hàng xóm và cũng không có người thân để nương tựa. Sau khi mẹ mất ông lau người mẹ cẩn thận, thay quần áo thành đồ ngủ và đặt mẹ lên chăn nệm. Cuộc sống như vậy kéo dài hơn 1 tháng. Ông A sống những ngày tháng không nghĩ được gì, không biết mình phải làm gì và luôn tự hỏi nếu mình cũng chết thì sẽ như thế nào.

Sau đó ông A đã bán căn nhà trước đây mình ở để chuẩn bị chi phí cho tang lễ, thông báo cho cảnh sát về cái chết của mẹ mình và bị bắt.

 

Cuộc sống bị cô lập khỏi xã hội

Việc những người trung niên sống cùng bố mẹ cao tuổi, bị cô lập về mặt kinh tế, quan hệ xã hội đang dần tăng lên tại Nhật Bản. Có rất nhiều lí do dẫn đến việc này như: bị đuổi việc, nghỉ việc để chăm sóc cha mẹ, về nhà cha mẹ để chữa bệnh, hikikomori… Trong số đó cũng có trường hợp con cái chết cùng cha mẹ. Trở lại trường hợp trên, không có ai giúp đỡ ông A và dường như ông có dấu hiệu của việc muốn tự sát.

Việc hikikomori trong thời gian dài và ngày càng có tuổi khiến cho con cái không thể thông báo về cái chết của cha mẹ mình hoặc cùng chết với cha mẹ là tình hình thực tế của việc con người Nhật Bản bị cô lập xã hội ngày càng sâu sắc.

Thống kê số lượng người cao tuổi tại Nhật Bản năm 2018



Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る