14 ngành nghề thuộc đối tượng xét visa kĩ năng đặc định (kì 2)

Trong bài trước LocoBee đã giới thiệu với bạn về 7 trong số 14 loại visa kĩ năng đặc định để làm việc tại Nhật Bản. Kì này hãy tìm hiểu 7 loại visa còn lại.

 

8. Bảo dưỡng ô tô

Nội dung công việc: kiểm tra và bảo dưỡng ô tô hàng ngày, kiểm tra và bảo dưỡng ô tô định kì, tháo rời và bảo dưỡng

Đây là công việc thích hợp cho những bạn muốn được tiếp xúc với ô tô mỗi ngày. Việc tích luỹ được kinh nghiệm sẽ khiến bạn có động lực để nâng cao tay nghề bản thân. Không những thế vì là người trực tiếp làm việc mang tính kĩ thuật, đảm bảo an toàn cho khách hàng nên bạn sẽ cảm nhận được niềm vui và sự biết ơn từ họ.

 

9. Hàng không

Nội dung công việc: xử lí nghiệp vụ mặt đất ở sân bay (hỗ trợ di chuyển trên mặt đất, giao nhận hàng hoá, hành lí…), bảo dưỡng máy bay (thân máy, bảo dưỡng phụ tùng…)

Với những người thích máy bay hay hàng không thì công việc được làm gần máy bay hoặc tại sân bay sẽ rất thú vị. Bên cạnh đó, ngành hàng không đòi hỏi sự ứng biến linh hoạt trong công việc hàng ngày nên có thể sẽ vất vả, tuy nhiên cũng chính vì thế mà bạn sẽ cảm nhận được động lực làm việc cho bản thân.

 

10. Lưu trú

Nội dung công việc: cung cấp dịch vụ lưu trú như tiếp tân, lên kế hoạch/quảng cáo, tiếp khách, dịch vụ nhà hàng…

Sức hút của công việc ngành lưu trú là được trực tiếp nghe khách hàng nói lời cảm ơn. Mỗi ngày lại được gặp khách hàng khác nhau, được làm việc ở khách sạn khác nhau nên sẽ luôn có cảm hứng tươi mới đối với công việc.

 

11. Nông nghiệp

Nội dung công việc: trồng trọt (quản lí trồng trọt, chọn lựa – thu hoạch nông sản…), chăn nuôi (quản lí vật nuôi, chọn lựa… )

Một trong số những niềm vui của người làm nông nghiệp là được thấy cây trồng hay gia súc gia cầm mình chăm sóc lớn lên từng ngày. Cùng với việc nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, cơ hội để người làm nông nghiệp nhận được đánh giá từ khách hàng cũng tăng lên, từ đó tạo thêm động lực cho bản thân. Ngoài ra người lao động nước ngoài sẽ học được kĩ thuật làm nông tiên tiến của Nhật Bản.

 

12. Ngư nghiệp

Nội dung công việc: ngư nghiệp (sản xuất – bảo dưỡng ngư cụ, tìm kiếm động thực vật biển, điều khiển thiết bị đánh bắt hải sản, xử lí – bảo quản hải sản bắt được, bảo đảm vệ sinh an toàn…), nuôi trồng thuỷ sản (sản xuất – bảo dưỡng – quản lí tài nguyên nuôi trồng thuỷ sản, quản lí sự phát triển của thuỷ hải sản nuôi trồng – thu hoạch, bảo đảm vệ sinh an toàn…)

Đặc trưng của ngư nghiệp là mỗi ngày phải ứng biến linh hoạt khác nhau tuỳ theo điều kiện thời tiết và môi trường. Phần thưởng cho những ngày vất vả chính là sản lượng đánh bắt hoặc sản lượng thu hoạch. Không chỉ tự cung cấp thực phẩm cho cuộc sống hằng ngày, người làm ngư nghiệp chính là những người góp phần vào nền văn hoá ẩm thực của Nhật Bản. Với kinh nghiệm thu được trong quá trình làm việc, trong tương lai mọi người có thể tự làm chủ cuộc sống của chính mình.

 

13. Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống

Nội dung công việc: sản xuất thực phẩm và đồ uống (sản xuất – gia công – vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống (không tính các loại rượu))

Thực phẩm là thứ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chính vì thế những công việc liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm mang tính trách nhiệm rất cao. Khi nhìn thấy sản phẩm do chính mình làm ra ở cửa hàng đến tận tay khách hàng bạn có cảm thấy tự hào không?

 

14. Ngành ăn uống

Nội dung công việc: liên quan đến ăn uống nói chung (chế biến thực phẩm, tiếp khách hàng, quản lí cửa hàng)

Động lực cho những người làm trong ngành ăn uống là được trực tiếp cảm nhận được phản hổi cũng như có thể tiếp xúc với với khách hàng, được nghe những lời khen, lời cảm ơn từ họ. Chính từ nội dung công việc như tiếp khách hàng, quản lí cửa hàng mà bản thân người làm trong ngành này sẽ có những kinh nghiệm quý báu để có thể làm việc độc lập trong tương lai.

 

Tổng kết

Bạn đã nắm hết được những kiến thức cơ bản về 14 loại visa kĩ năng đặc định này chưa? Hãy tìm cho mình ngành nghề mà bạn thấy thích hoặc ngành nghề có thể đem lại kinh nghiệm cho bản thân trong tương lai để sau khi trở về Việt Nam bạn sẽ có động lực để tiếp tục làm việc.

14 ngành nghề thuộc đối tượng xét visa kĩ năng đặc định (kì 1)

10 ngành hot mà bạn có thể làm tại Nhật Bản (kì 1)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る