Ảnh hưởng của rác thải nhựa từ Nhật Bản đến Thái Bình Dương

Viện nghiên cứu kĩ thuật dân sự vùng lạnh (CERI) Nhật Bản đã giả lập và mô phỏng đường đi của 6.300 tấn rác thải nhựa của các thành phố lớn ở phía Bắc Nhật Bản, phía Đông Nhật Bản, phía Tây Nhật Bản khi được xả ra biển. Kết quả là do ảnh hưởng của hải lưu và gió, lượng rác khổng lồ này sẽ gây ảnh hưởng trên phạm vi lớn như trôi dọc Thái Bình Dương rồi dạt vào bờ biển phía Tây của Mỹ, Canada và Alaska, một phần dạt đến Đông Nam Á như Philippin, phần khác quay trở lại biển Nhật Bản.

 

Rác thải nhựa như túi nilon, chai nhựa… đang là thủ phạm trực tiếp gây ô nhiễm môi trường biển, đe doạ đến các loài sinh vật sống ở biển như cá voi, rùa biển do chúng nhầm lẫn đây là thức ăn của mình. Cũng theo nghiên cứu này thì chỉ mất vài tháng để rác từ Nhật Bản trôi đến các nước phía bên kia Thái Bình Dương. Nghĩa là những quốc gia tiếp giáp với biển nếu xả rác thải nhựa ra biển thì không chỉ ảnh hưởng đến chính quốc gia ấy mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác.

 

Theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc, mỗi năm toàn thế giới xả hơn 8 triệu tấn rác thải nhựa ra biển. Còn theo các nhà nghiên cứu của đại học tại Mỹ thực hiện năm 2010 thì hàng năm thế giới xả ra biển 12 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó Nhật Bản chiếm khoảng 60.000 tấn.

Cuối tháng 5 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã quyết định thực hiện việc tính phí cho túi nilon ở các địa điểm bán hàng hoá như siêu thị, trung tâm thương mại nhằm hạn chế lượng túi nilon, đồng thời nâng cao ý thức dùng túi tái sử dụng của người dân. Mục tiêu đến năm 2030 là cả nước giảm khoảng 25% lượng nhựa dùng 1 lần. Bên cạnh đó, các hoạt động tình nguyện như làm sạch môi trường biển, tuyên truyền tái sử dụng đồ đạc cũng được đẩy mạnh hơn.

 

Tổng hợp Naoko (LOCOBEE)

* Bài viết thuc bn quyn ca LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoc s dng khi chưa có s đng ý chính thc ca LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る