Tại sao Muji lại mở khách sạn ở Ginza?

Nếu tới Ginza (Tokyo) vào đầu tháng 4 này bạn có thể đặt phòng tại khách sạn của MUJI với tên MUJI HOTEL. Đây là khách sạn đầu tiên của tập đoàn này được mở trong nước.

Có khá nhiều thắc mắc xoay quanh việc tại sao MUJI – một hãng được biết đến với các loại mặt hàng tạp hoá dùng trong cuộc sống hàng ngày với thiết kế đơn giản lại kinh doanh dịch vụ khách sạn?

MUJI HOTEL nằm ở một toà nhà phức hợp từ tầng 6 đến tầng 10 với 79 phòng dành cho khách. “Sạch và chất lượng” chính là hình ảnh thương hiệu của MUJI. Những đồ được sử dụng để bố trí lắp đặt trong khách sạn từ bàn chải đánh răng, nước hoa hồng đến đôi dép đi trong phòng, giường tủ, chăn đều là sản phẩm của hãng. MUJI muốn gửi tới trải nghiệm sử dụng những mặt hàng này dành cho khách trọ lại khách sạn và từ đó có thể dẫn đến hành động mua cho chính mình về dùng.

Ngoài việc 1 số đồ dùng trong phòng có thể mang về thì từ tầng 1 đến tầng 5 của toà nhà là nơi khách hàng mua được những sản phẩm giống hệt như đã sử dụng tại khách sạn nếu thực sự cảm thấy thích mặt hàng đó. Ngoài ra MUJI còn mong muốn có thể bán những mặt hàng chuyên dụng dành cho khách sạn cho những thương hiệu khách sạn khác.

 

Trước khách sạn ở Ginza này, năm ngoái MUJI đã cho hoạt động 2 khách sạn khác ở Trung Quốc?

Thực ra MUJI có ý định là đưa cả 3 khách sạn (Bắc Kinh, Thâm Quyến và Ginza) cùng hoạt động vào một thời gian tuy nhiên bên phía Trung Quốc tiến độ có phần nhanh hơn nên đã hoạt động trước. Doanh thu của MUJI tại Trung Quốc tính đến thời điểm tháng 2 năm 2018 trong vòng 1 năm lên đến 67.100.000.000 yên (tương đương với trên 1.340 tỷ đồng) và tăng trên 20% so với năm trước đó. Đối với MUJI thì đây là thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản.

Tính đến thời điểm 4/4 năm nay, MUJI sở hữu 428 cửa hàng trong nước và 502 cửa hàng ở nước ngoài.

 

Có phải MUJI cũng đang nỗ lực trong mảng “Ẩm thực”?

Tại tầng 1 của MUJI HOTEL ngoài việc có từ 30 đến 50 mặt hàng rau quả được vận chuyển trực tiếp từ những đơn vị sản xuất theo phương pháp canh tác hữu cơ thì lần đầu tiên bento (cơm hộp kiểu Nhật) mang tên MUJI được bày bán.

Trong số những khách hàng của MUJI thì có 1/4 số người mua các mặt hàng liên quan đến thực phẩm. So với các mặt hàng khác thì thực phẩm sẽ có mật độ mua hàng cao hơn vì thế chính sách tăng cường nguồn lực vào thực phẩm cũng là con đường giúp cho MUJI kì vọng vào việc tăng doanh thu bên mảng các mặt hàng khác như đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.

Tìm hiểu thêm về thiết kế, cấu trúc cũng như mức giá của khách sạn Tín đồ của sản phẩm MUJI đã chuẩn bị ví để đến MUJI HOTEL đầu tiên tại Nhật Bản chưa?

 

Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る