Chiến dịch đi phỏng vấn bằng giày thể thao – Sunikatsu

Tháng 4 là thời điểm mà các sinh viên đại học ở Nhật đang ráo riết chuẩn bị cho quá trình xin việc của mình.

 

Lý do ra đời chiến dịch Sunikatsu [/su_heading]

Sunikatsu dùng để chỉ hiện tượng sinh viên khi tham gia các vòng thi tuyển dụng có thể đi đôi giày thể thao mà mình thấy phù hợp chứ không nhất thiết con trai phải đi giày da, con gái phải đi giày cao gót.

Có một thực tế đó là trong quá trình đi tìm việc trên đôi giày được cho là chuẩn là giày da hay giày cao gót, sinh viên phải di chuyển khá nhiều để đi từ công ty này tới công ty khác. Nhiều người bị phồng, rộp, chảy máu… nhưng vẫn phải tiếp tục đi.

Chiến dịch Sunikatsu được ra đời trong hoàn cảnh đó. Cán bộ nhân sự của doanh nghiệp thực hiện chiến dịch này cho biết muốn các em học sinh có thể tự tin thoải mái nhất trong quá trình xin việc của mình bắt đầu từ đôi giày mà mình sử dụng.

 

Tiếng nói từ phía doanh nghiệp thực hiện chiến dịch [/su_heading]

Bạn có thể đoán được doanh nghiệp thực hiện chiến dịch này lại là BAND-AID, một doanh nghiệp bán băng dán cá nhân trong đó có các sản phẩm dành cho những người bị thương ở chân do đi lại trên giày quá lâu.

Nói thêm BAND-AID phát triển dòng băng dán cá nhân tại trụ sở chính tại Mỹ từ ý tưởng của một nhân viên thấy vợ mình thỉnh thoảng bị thương khi nấu ăn.

Ảnh band-aid

Có thể nói chiến dịch Sunikatsu có thể làm ảnh hưởng xấu đến doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Phụ trách Quảng cáo của công ty cho biết: nhiệm vụ của thương hiệu chúng tôi đó là “sát cánh cùng với những công dân đang cố gắng”, vì vậy chúng tôi quyết định sẽ tiến hành chiến dịch này.

Ảnh band-aid

Chiến dịch được tiến hành ở công ty và có quảng cáo tại 4 ga thuộc tuyến Tokyo Metro trong đó có Otemachi.

 

Phát triển mở rộng Sunikatsu

Không chỉ dùng lại ở quá trình tìm việc làm một số doanh nghiệp Nhật Bản có chính sách cho phép nhân việc sử dụng giày thể thao khi đi làm.

Ngoài ra thay vì phải mặc vest, một số công ty được mặc những bộ đồ mà nhân viên cảm thấy phù hợp với nội dung công việc, môi trường miễn là đảm bảo được sự gọn gàng, sạch sẽ.

Có những doanh nghiệp thực hiện chế độ Slide work, một tuần nhân viên có thể làm việc tối đa 3 ngày tại nhà, thay đổi thời gian làm việc cho phù hợp với nhịp sống của bản thân. Khá nhiều kết quả tích cực được thu nhận như việc nhân viên làm việc năng suất hơn, hào hứng hơn…

Dù là đất nước khá nhiều phép tắc tuy nhiên trong quá trình toàn cầu hoá, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có những thay đổi mới năng động và hoà nhập hơn. Hãy tìm hiểu khi vào công ty về những quy định về trang phục, thời gian làm việc và áp dụng chúng hiệu quả nhé.

Văn hoá công sở: Những nguyên tắc cơ bản về phong cách công sở

 

Nguồn BAND-AID

bình luận

ページトップに戻る