Tìm hiểu về cúm Influenza và cách phòng trị hiệu quả

Cúm Influenza là loại dịch vô cùng nguy hiểm. Tại Nhật Bản, dịch cúm thường xảy ra từ tháng 12 đến tháng 3. Dù thời gian khá ngắn nhưng do có tính lây lan nên số lượng người mắc cúm hàng năm rất cao, trung bình là 100 triệu người/năm trên toàn Nhật Bản.

 

Tìm hiểu về cúm Influenza

Vi rút Influenza là nguyên nhân gây ra cúm. Vi rút này có 3 loại A, B, C và chỉ có A và B mới gây ra cúm ở con người.

Phân biệt giữa cúm và cảm

Cúm Cảm 
Phát bệnh Đột ngột Từ từ
Sốt

(*nhiệt độ cơ thể bình thường của người Nhật là 36°C)

Thường cao hơn 38°C Không sốt hoặc nếu có chỉ khoảng 37°C
Triệu chứng đau toàn thân

(lạnh, đau đầu, đau dây thần kinh, cảm giác nặng nề)

Không hoặc hiếm
Triệu chứng viêm đường hô hấp

(đau họng, chảy nước mũi, khó thở)

Xuất hiện sau khi có triệu

chứng đau toàn thân

Ngay từ ban đầu đã có
Ho Thường dữ dội Nhẹ

 

Các đối tượng có nguy cơ mắc cúm cao

  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi)
  • Trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi)
  • Phụ nữ mang thai
  • Người béo phì

Một số trường hợp khác: người mắc bệnh mãn tính về đường hô hấp (hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…), bệnh tim mãn tính (bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch vành…), các bệnh liên quan đến khả năng chuyển hoá (tiểu đường…), rối loạn chức năng thận, hệ thống miễn dịch kém…

 

Nguy cơ viêm màng não do cúm nguy hiểm

Viêm màng não Influenza là di chứng nguy hiểm có thể xảy ra do cúm, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Hàng năm có từ 200 đến 500 ca viêm màng não do cúm có trường hợp tử vong. Theo thống kê từ tháng 4/2009 đến tháng 8/2017 có 8 ca tử vong xảy ra.

Một số triệu chứng của trẻ bị viêm màng não do cúm:

  • Không nhận ra chính bố mẹ của mình, nói về người không tồn tại
  • Tự cắn tay mình, không phân biệt được đâu là đồ ăn được và không ăn được
  • Nói lung tung, phát âm không rõ
  • Có biểu hiện sợ hãi các thứ xung quanh, tự dưng tức giận, khóc cười vô cớ, hay hát to…
  • Phấn khích, chạy ra mở cửa phòng, cửa sổ, lao xuống cầu thang, chạy ra khỏi nhà gọi không thưa…

Chăm sóc bệnh nhân viêm màng não phải hết sức cẩn thận. Nếu sinh sống ở tầng cao của toà nhà thì phải khoá chốt các cửa, hành lang, cửa sổ hoặc cho bệnh nhân ở phòng không có lan can. Nếu sinh sống ở nhà theo căn thì ngoài làm như trên nên cho bệnh nhân ngủ ở tầng 1.

 

Ngăn ngừa lây cúm

  • Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc để cơ thể có một sức đề kháng tốt nhất
  • Dùng khăn che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi
  • Thường xuyên rửa tay bằng các chất rửa tay có tính sát khuẩn nhất là khi vừa ở nơi công cộng đông người
  • Khi bị ho nên đeo khẩu trang
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh nếu có thể
  • Đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng, đông người như tàu xe…

 

Khi bị cúm

  • Uống nhiều chất lỏng
  • Ở trong nhà và tránh tiếp xúc với những người khác để tránh lan cúm
  • Uống thuốc và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ

 

Khi chăm sóc người thân bị cúm

  • Thường xuyên rửa tay kĩ bằng xà phòng
  • Yêu cầu người bị ho hay hắt hơi dùng khăn che miệng và mũi
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần với người bị bệnh
  • Không chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng trước khi rửa tay vì vi khuẩn thường lây lan theo đường này
  • Dùng nước tẩy đồ gia dụng để vệ sinh sạch sẽ các bề mặt mà người bệnh chạm vào

Cảnh báo dịch cúm influenza ở mức báo động trên toàn Tokyo

 

Tham khảo: Boston Public Healt Commission 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る