Ứng dụng đọc tên đám mây bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

Bạn có biết mỗi đám mây tuỳ vào hình dạng, cấu trúc tạo thành mà có tên gọi khác nhau? Ở Nhật Bản, với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) người ta có thể đọc ra được tên mây hay loại mây trong chốc lát. Ứng dụng này hoàn toàn có thể sử dụng trên smartphone với tên gọi Ứng dụng phân biệt các đám mây.

Phóng viên thực hiện bài viết lần này là anh Nogami bộ phận báo Kinh tế của NHK.

 

Áp dụng chức năng chụp hình của smartphone

 

Vào ngày đi thực tế, trời Tokyo nắng đẹp, đôi khi còn có mây. Anh đã lấy điện thoại của mình và chụp một đám mây bất kỳ tại thời điểm đó. Khởi động ứng dụng này, dữ liệu bức ảnh được đọc và xử lý thông tin, sau 10 giây ứng dụng này đã báo về loại mây mà anh đã chụp. Tên loại mây này là “高積雲” có nghĩa là mây có tính tích luỹ cao. Ngoài ra xét về hình dáng, nó trông giống một chú cừu nên còn được gọi là Hitsuji gumo – đám mây chú cừu.

 

 

Phân loại các đám mây qua chức năng nhận dạng hình ảnh

Ứng dụng này được phát triển tại phòng Truyền hình vệ tinh của công ty SKY Perfect JSAT phối hợp cùng đại học Kobe. Trong quá trình phát triển ứng dụng này, hàng ngàn dữ liệu của các đám mây được gửi tới AI nhằm tìm ra được các đặc trưng của từng hình ảnh.

Những hình ảnh được chụp bởi các camera hình cầu được cài đặt ở các vị trí khác nhau, các hình ảnh được chụp cách nhau 1 phút 1 lần. AI được sử dụng để đọc toàn bộ các hình dáng, trạng thái, khối lượng các đám mây đó và cuối cùng là đưa ra dự đoán về loại mây. Đây gọi là chức năng Deep learning – đọc sâu.

 

Ứng dụng này còn có chức năng chia sẻ hình ảnh mà người dùng chụp được. Chính vì thế hình ảnh các đám mây khác nhau ở các địa điểm khác nhau đều có thể thu thập được.

 

Lý do phát triển ứng dụng

SKY Perfect JSAT đã và đang phát triển các dịch vụ truyền hình vệ tinh và cung cấp môi trường truyền tin cho các con tàu trên biển. Cũng chính vì thế mà công ty này biết được trọng trách của các thuyền trưởng trong việc quan sát và dự đoán tình hình thời tiết trên biển.

 

Thực tế, theo luật các con tàu chở hàng hoặc chở dầu có một thiết bị truyền tin, cứ 3 tiếng một lần thuyền trưởng phải quan sát và báo cáo tình hình thời tiết trên biển về cục khí tượng. Một trong những nội dung cần báo về đó là các loại mây và lượng mây, các thuyền trưởng do chỉ là quan sát bằng mắt thường nên độ chính xác là một trong những bài toán đặt ra ở đây.  Chính vì thế, chúng tôi nghĩ rằng nếu như sử dụng kỹ thuật trí tuệ nhân tạo để cho ra một loại ứng dụng mà có thể tự động hoá quy trình này, nhanh hơn và chính xác hơn là rất cần thiết.

Thêm vào đó, ứng dụng này bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí, nên dữ liệu mà người dùng chia sẻ càng nhiều càng kỳ vọng về độ chính xác của thông tin cao hơn.

 

Dữ liệu thu được là một nguồn tài nguyên mới

Người phụ trách phát triển ứng dụng này, ông Obuchi cho biết với việc tự động hoá đọc và định dạng các đám mây, ông đang nghĩ tới việc sẽ sử dụng nguồn dữ liệu này cho hàng loạt các ứng dụng mới trong tương lai.

 

Ví dụ như dự báo thời tiết. Nếu chỉ sử dụng các dữ liệu này thì sẽ có sự hạn chế nhất định. Tuy nhiên, từ việc sử dụng ứng dụng này để thu thập dữ liệu trên toàn quốc thì khả năng cải thiện độ chính xác của các dự báo thời tiết là hoàn toàn có thể kỳ vọng. Hơn thế nữa, ở các thời gian và vùng khác nhau, lượng mây đo được sẽ có thể dùng để dự đoán thời gian chiếu sáng của địa phương đó. Nhờ vậy, chúng ta có thể dự báo về thời gian thu hoạch của ngành nông nghiệp, đầu ra của ngành sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời…

“Dữ liệu & công nghệ trí tuệ nhân tạo AI” là phương trình cho ra các hình thức kinh doanh mới. Chính vì thế, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn.

Nguồn: NHK

bình luận

ページトップに戻る