Những điều cần lưu ý khi mua sim điện thoại tại nhật bản

Mọi người trước khi qua Nhật hẳn sẽ được nghe nói tới sự khó khăn trong việc chọn lựa cho mình một gói SIM điện thoại vừa ý khi sinh sống tại Nhật Bản. Không giống như Việt Nam, khi có nhu cầu gọi điện thoại, nhắn tin cho ai đó, chỉ cần đến bất kì tiệm tạp hóa nào đều có thể mua được SIM khuyến mãi, SIM “bùm” từ các nhà mạng, hoặc đăng ký gói SIM khuyến mãi online thông qua những cú pháp đơn giản với gói cước cực kỳ ưu đãi.

Tuy nhiên, để mua được SIM điện thoại ở Nhật thì phải ký hợp đồng sử dụng mạng đi động, và thường thời hạn ký hợp đồng sẽ trong khoảng từ 1-2 năm trở lên, đồng nghĩa với việc bạn đồng ý sử dụng dịch vụ của nhà mạng từ ít nhất 01 năm trở lên.

→ Thoải mái liên lạc khi tới Nhật Bản cùng SIM của Mobal

Có 3 loại SIM phổ biến ở Nhật:

  1. SIM Data: loại SIM chỉ có thể phát sóng 3G, 4G tại Nhật Bản, có thể hiểu nôm na là SIM chỉ được dùng để lên internet
  2. SIM Data + SMS: loại SIM tương tự SIM data dùng để kết nối mạng, nhưng có thêm chức năng nhắn tin cho người khác, nhưng không thể gọi điện thoại được.
  3. SIM Gọi điện thoại (通話SIM – Tsuuwa SIM): có tổng hợp tất cả các chức năng từ 3G, 4G, SMS và gọi điện thoại bằng số điện thoại đi kèm.

Ghi chú: 3 loại SIM tại Nhật Bản

(Nguồn: https://mobile.rakuten.co.jp/sim/?l-id=floating_pc_sim)

Nên phân biệt được rằng, loại Tsuuwa SIM gồm 2 loại dãy số, một là dãy số cài đặt VPN (mạng di động), và một dãy số khác mới là số điện thoại. Điều này thật sự rất khác so với SIM 3G ở Việt Nam, nghĩa là số điện thoại sẽ bao gồm luôn chức năng 3G hay 4G.

Tiếp theo, khi nói đến giá thành, thường sẽ dao động trong khoảng 1.500 yên tới hơn 4.000 yên mỗi tháng (300.000 ~ 700.000 VNĐ) chưa bao gồm thuế 8% tại Nhật Bản cho việc chi trả cước điện thoại tùy theo hãng điện thoại.

Thường bạn sẽ được người bán SIM tư vấn nhiều nhất về gói Tsuuwa SIM vì dù đây là nhóm SIM tốn phí cao nhất trong cả 3 loại nhưng xét về tính năng thì với gói này, bạn vừa có thể sử dụng internet, dùng gọi điện thoại qua LINE hay Skype sẽ đỡ một khoảng phí, so với việc lúc nào cũng liên lạc qua số điện thoại thông thường, ngoại trừ trường hợp bạn cần liên lạc cho chỗ làm việc,…

Các hãng điện thoại lớn tại Nhật Bản như Docomo, Softbank thường giá cước sẽ rất cao, Au thuộc tầm trung, và điện thoại giá rẻ sẽ có Rakuten, Y! Mobile,…

Bên Nhật còn có một khái niệm “Campaign” dành cho rất nhiều loại hình khác nhau. “Campaign” dùng để chỉ thời gian diễn ra event khuyến mãi cho từng mặt hàng khác nhau với giá ưu đãi nhất có thể, so với việc bạn phải mua mặt hàng đó với một giá khá chát khi không có sự kiện này. Vì thế, bạn nên tìm kiếm những hãng nào đang chạy Campaign để tiết kiệm được một khoảng chi phí lớn trong việc sử dụng mạng điện thoại tại Nhật.

Chú thích: Campaign ghi rằng: Nếu đăng ký hội viên của Rakuten sẽ được ưu đãi mỗi tháng 1980 yên giá cước

(Nguồn: https://mobile.rakuten.co.jp/?scid=wi_grp_gmx_rmb_ich_top_grptab1&trflg=1)

Đối với thức thanh toán tại Nhật cũng là một điều hết sức lưu ý.

Để mua và kí được hợp đồng sử dụng dịch vụ mạng điện thoại tại Nhật, hầu như 90% các hãng từ cao cấp cho đến giá rẻ đều yêu cầu phải có Thẻ tín dụng của chính người có nhu cầu mua SIM điện thoại vì nó mang tính pháp lý nên không thể mượn danh người khác để trả tiền. Đồng thời, có hai dạng thanh toán, đó là thanh toán một lần duy nhất, đồng nghĩa với dạng mua theo gói dài hạn (thường là gói từ 01 năm trở lên) thì sẽ có nơi chấp nhận thanh toán tiền mặt, và thứ hai là thanh toán theo từng tháng. Đối với loại thanh toán theo từng tháng thì người ta bắt buộc bạn phải thanh toán qua Thẻ tín dụng vì sẽ có thủ tục tự thu phí tiền điện thoại qua Thẻ tín dụng qua ngân hàng, và người ta sẽ không chấp nhận dù bạn có mang thẻ Ghi Nợ (Debit) mang kí hiệu Visa đi chăng nữa.

Vì thế, việc chuẩn bị cho mình một chiếc thẻ tín dụng “chính chủ” là cực kỳ cần thiết, hoặc bạn có thể làm thẻ tín dụng tại Nhật thông qua các nhà mạng, và nhờ họ làm giúp thủ tục để có thể mua SIM theo dạng này. Hoặc theo trường hợp của Rakuten, thì bạn có thể làm thẻ Debit của chính hãng đó để đăng ký gói dịch vụ.

Ghi chú: Thẻ Debit Rakuten

(Nguồn:https://www.rakuten-bank.co.jp/card/debit/)

Nói tóm lại, không có một nhà mạng nào cố định được một gói cước thật rẻ cho mọi người lựa chọn. Qua những campaign bán hàng đã được nêu ở phần trên, giá cả mới được giảm xuống hết mức có thể thông qua các gói cước chi trả theo dạng “Pack”, có thể là “Pack 6 tháng” hoặc “Pack 1 năm” hoặc hơn. Còn đối với những lúc không chạy campaign, thì những nhà mạng khác giá cũng không thật sự gọi là rẻ để ai cũng có thể nhắm đến bất cứ lúc nào họ cần, so với hai nhà mạng độc quyền là Softbank với Docomo giá lúc nào cũng “đại gia” và phù hợp với nhu cầu của cả gia đình.

bình luận

ページトップに戻る