Trải nghiệm lớp học nấu ăn Hinamatsuri, kết nối con người và văn hóa ở Tsuruoka, Yamagata

Thành phố Tsuruoka ở tỉnh Yamagata là vùng đất có phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp, nơi bạn có thể tìm thấy vết tích lịch sử văn hóa còn sót lại của cả một thị trấn cổ. Chúng tôi đã tham gia vào một chuyến du lịch được tổ chức bởi ANA để trải nghiệm lịch sử và văn hóa ẩm thực của vùng đất này. Đây là một chuyến đi ý nghĩa với tất cả mọi người, chúng tôi đã cùng nhau học về văn hóa ẩm thực, phong tục truyền thống và lịch sử kiến trúc. Bài viết sẽ giới thiệu những địa điểm trong hành trình cùng với các trải nghiệm thú vị.

 

Đền Zenpoji 1150 năm tuổi và ẩm thực chay

Mọi người chụp ảnh trước cổng đền Zenpoji

Igarashi Takuzan, thiền sư đời thứ 42 của đền Zenpoji.

Mặc dù đã được cho phép là “thư giãn và thưởng thức” nhưng tất cả mọi người đều ăn với bầu không khí trang trọng.

Nanohana Aemono (bông cải xanh Nhật Bản) và ankake với cháo. Dưa chua, muối vừng, mận ngâm đều rất ngon.

Bên trong đền. Sự thoải mái và không khí mát lạnh mang đến cảm giác tinh tế.

Chúng tôi đã thử “tendoku” (đọc liên tục từ trái sang phải chỉ bằng 1 hơi thở) một cuốn kinh Phật. Tôi đã từng thấy trên TV nhưng thật sự là quá khó.

Lần đầu tiên được đánh trống.

Ảnh chụp phía sau của “Goju No To” (chùa 5 tầng), di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đền Zenpoji có lịch sử lâu đời, ban đầu là một ngôi nhà tranh do thầy Myotatsu, nhà tu hành của kinh Pháp Hoa xuất hiện trong các văn bản cổ như “Hokke Genki” và “Konjaku Monogatarishu” dựng lên. Xuất phát từ sáng sớm, đúng lúc đói bụng thì mọi người bắt đầu được nhận cháo từ nhà chùa. Món cháo ấm bình thường chẳng có mùi vị gì nhưng hôm nay ăn trong không khí yên tĩnh trên chiếu tatami đem đến cho mọi người cảm nhận sâu sắc với vị ngon đặc biệt. Thêm vào đó là trải nghiệm đánh trống, thử “tendoku” với kinh Phật. Ngay cả một người luôn cảm thấy nhàm chán với đền chùa cũng sẽ thích thú trải nghiệm từ lúc đầu cho đến khi kết thúc.

 

Đi bộ trên Dewasanzan trong tuyết

Hướng dẫn viên người địa phương đã đi cùng chúng tôi. Mọi người đang chăm chú nghe thuyết minh về lịch sử và văn hóa của Dewasanzan. Âm thanh độc đáo của ốc xà cừ vang tới núi.

Nghi thức rửa tay. Đây là văn hóa cơ bản của người Nhật nhưng đối với nhiều người tham gia hành trình thì đây là lần đầu tiên họ được trải nghiệm.

Tuyết bao phủ mái nhà tranh của chuông lớn làm tăng thêm phong vị cho cảnh vật.

Mặt nạ tengu (golbin) được trang trí bên trong nhà.

“Tháp chuông và chuông lớn” được xác định là tài sản văn hóa quan trọng của quốc gia. Là chuông từ thời Trung Cổ lớn thứ hai sau chuông ở chùa Todai.

Dù đã là đầu tháng 3 song khắp nơi vẫn là tuyết. Dewasanzan là tên gọi tắt của 3 ngọn núi: núi Gassan, núi Haguro, núi Yodono, được biết đến là vùng đất thiêng của các Shugendo từ xa xưa. Ở đây bạn có thể đi bộ dọc theo “Omotesando Suginamiki”, nơi những người đàn ông vĩ đại đã từng đặt chân tới hay ngắm những giá trị văn hóa quan trọng của đất nước như “Sanjin Gosaiden”, “Tháp chuông và chuông lớn”.

 

Gặp gỡ người bản địa và trải nghiệm “Lớp học nấu ăn Ohinasama”!

Những người tham gia tới hội trường với nụ cười trên tấm biển chào đón.

Nghe thuyết minh về văn hóa và lịch sử của “ankake” và “hinagashi”.

Giáo viên biểu diễn làm ankake.

Khuấy một cách khéo léo.

Sau khi khuấy trong 5 phút, cuối cùng cũng làm thành ankake.

Ankake cá hồi. Ngày xưa cá hồi là loài cá cao cấp nên chỉ được ăn vào những dịp đặc biệt.

Du khách và người bản địa cùng nhau làm ankake.

Mọi người thích thú tập trung vào từng bước làm.

Christina Colico với nụ cười rạng rỡ trên mặt khi “Hoàn thành” .

Thêm chút rượu Nhật Bản để làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Tiếp theo là làm hinagashi với nguyên liệu chính là “kanten” (agar).

Tạo hình quýt và dâu tây.

Bánh quá đẹp nên không ai nỡ ăn. Có người còn nói rằng “Chúng quá dễ thương nên tôi sẽ mang về”.

Những người tham gia đã trải nghiệm “Lớp học nấu ăn Ohinasama”, làm món ăn truyền thống của Tsuruoka bằng tay cùng với giáo viên và người dân bản địa. Tsuruoka là thị trấn có nhiều văn hóa được mang về từ Kyoto trên các chuyến tàu chở hàng vào thời Edo, ngày diễn ra lễ hội truyền thống cũng là lúc để văn hóa ẩm thực của vùng được lan tỏa rộng rãi.  Mọi người đều cố gắng làm được món ăn quan trọng như “ankake” và bánh ngọt “higanashi” theo cách riêng của Tsuruoka. Chính nhờ điều này mà “ankake” và “hinagashi” đã được phổ biến cho tới ngày nay.

Mọi người mở “LocoBee” khi đang ngồi trong xe buýt.

Mọi người liên lạc với người dân địa phương bằng ứng dụng với nội dung như: “Chúng ta đã đi chỗ này rồi”, “Chúng ta nên mua gì làm quà?”

Đây sẽ là những gợi ý thú vị dành cho những người khác trong chuyến hành trình tiếp theo của họ.

Lần này ban biên tập LocoBee đã được mời tham gia vào chuyến đi và chúng tôi rất vui khi thấy mọi người sử dụng ứng dụng LocoBee để liên lạc với người dân bản địa cũng như chia sẻ thông tin với nhau. Việc kết nối bằng du lịch giữa thành phố và nông thôn, người bản địa và khách du lịch như thế này có thể được gọi là “kết nối con người và văn hóa” chăng? LocoBee hi vọng rằng đến năm 2020, khi Thế vận hội Olympic diễn ra thì cách liên lạc mới như thế này sẽ còn được nhân rộng, giúp chúng ta kết nối con người với nhau, cùng khám phá sự tuyệt vời của Nhật Bản.

Với mong muốn trở thành “Bạn đồng hành tí hon”, từ ứng dụng LocoBee chúng tôi đã tạo ra Kênh du lịch LocoBee để kết nối người du lịch và người dân địa phương (LOCO). Mỗi ngày chúng tôi sẽ đem đến những cuộc gặp gỡ thú vị giữa con người, sự vật, sự việc trên các chuyến hành trình.

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る