Thực tập sinh Việt Nam mong muốn tiếp tục được ở lại Nhật Bản

Tại cuộc họp vào tối ngày 7 rạng sáng ngày 8 tháng 12, Nhật Bản đã đưa ra được Luật sửa đổi chính thức về xuất nhập cảnh nhằm mở rộng chính sách tiếp nhận lao động người nước ngoài. Bộ Luật này sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó mang lại niềm hy vọng cho các thực tập sinh bằng việc đưa ra các tư cách lưu trú mới. Công việc của chính phủ lúc này là làm sao cho nguồn nhân lực nước ngoài có thể tới Nhật an tâm làm việc và sinh sống.

 

Doanh nghiệp và tiếng nói của người lao động [/su_heading]

Một nữ thực tập sinh Việt Nam bắt đầu tới Nhật và làm việc từ tháng 5 năm 2017. Nội dung công việc của bạn là nhân viên dọn vệ sinh và bảo dưỡng toà nhà văn phòng. Nữ thực tập sinh này vui vẻ cho biết: mọi người trong công ty đã chỉ bảo em rất tận tình, em muốn tiếp tục có thể được sống và làm việc ở Nhật.

 

Tiền lương theo tháng của bạn là 175.000 yên (tương đương khoảng 35 triệu đồng). Các chi phí như nhà ở, ga, điện nước một tháng bạn chi trả 25.000 yên. Hàng tháng gửi về gia đình có 4 người ở Việt Nam khoảng 100.000 yên. Em rất mãn nguyện và nói rằng nếu so với Việt Nam đây là một mức thu nhập khá lớn, em vừa có thể tự do chi tiêu trong 50.000 yên vừa có thể gửi về cho gia đình.

Công ty của nữ thực tập sinh này kể từ năm 2017 đã tiếp nhận tổng cộng 17 lao động Việt Nam. Theo Bộ luật mới được thông qua ngày mùng 8 thì đối với những lao động có chứng chỉ cao về năng lực ngôn ngữ tiếng Nhật thì có thể được cấp chứng chỉ đặc định loại 1 với thời gian được ở lại Nhật lên đến 5 năm. Theo một quản lý cấp cao về nhân sự cho biết thực tập sinh có ý thức khá cao trong công việc và mong rằng có họ có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản.

 

Một doanh nghiệp sản xuất bộ phận ô tô cho biết tính cả Việt Nam thì công ty đã và đang tiếp nhận lao động người nước ngoài đến từ 10 quốc gia khác nhau. Tình trạng mà công ty đã phải đối mặt trước đây đó chính là đăng tin tuyển dụng nhưng số lượng người Nhật ứng tuyển rất ít. Chính vì thế công ty đã tiến hành áp dụng các hình thức tiếp nhận lao động người nước ngoài. Giám đốc công ty này cho biết ông cảm thấy rất vui khi cuối cùng chính sách nhằm mở rộng việc tiếp nhận lao động người nước ngoài đã được thông qua.

Hiện tại công ty này hàng tuần đều tổ chức 2 buổi để giảng dạy tiếng Nhật cho người lao động nhằm hỗ trợ họ trong quá trình thi lấy chứng chỉ tiếng Nhật. Đây chính là một trong những bước quan trọng để có thể giúp người lao động  gỡ bỏ dần rào cản về ngôn ngữ cũng như văn hoá.

Một đơn vị điều dưỡng ở Chiba cũng cho biết hiện tại có 6 lao động đến từ Philippin và Việt Nam. Do tình hình thiếu hụt lao động mà đơn vị này đã tiến hành tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài kể từ năm 2015. Sự đánh giá cao về thái độ và tinh thần làm việc đã thúc đẩy bộ phận nhân sự tiếp tục lựa chọn và sử dụng nguồn lao động đến từ nước ngoài.

 

Thực trạng của cơ chế quản lý

Việc bảo vệ thực tập sinh vẫn đang còn là một vấn đề ở thời điểm hiện tại. Kể từ tháng 1 năm 2017, Liên đoàn thực tập sinh nước ngoài đã được thành lập với mục đích kiểm tra hoạt động sử dụng thực tập sinh của các doanh nghiệp hay tổ chức về các vấn đề như tiền lương giờ dưới mức quy định hay làm quá giờ trái phép. Tuy nhiên, hiện tại các kiểm tra, kiểm tra viên chỉ nhìn số liệu qua giấy tờ hoặc chỉ xác nhận bằng miệng cho qua. Khi mà chính phủ thực hiện mở rộng tiếp nhận nguồn lao động nước ngoài thì việc giáo dục và tăng số lượng các điều tra viên là hết sức cần thiết.

 

Tham khảo: Nikkei

Dịch: LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る