Tác phẩm phim và truyện tranh nổi tiếng Nhật Bản mà bạn nhất định nên xem

Tháng 11 vừa qua, vào buổi chiều một ngày trong tuần, rất nhiều nam giới mặc vest đã cùng tới rạp chiếu phim trong buổi chiếu thử của một bộ phim. Điều đặc biệt chưa dừng lại ở đó. Bạn có đoán được chủ đề của bộ phim đó là gì không?

Vâng chủ đề của bộ phim hôm đó là về băng vệ sinh dành cho ngày đèn đỏ. Chuyện gì đã diễn ra, phản ứng của những người xem như thế nào?

 

Phản ứng của người xem

Bộ phim này có tên gọi “Padman – Người đàn ông giải cứu 500 triệu nữ giới” là một tác phẩm dựa trên câu chuyện có thật ở Ấn Độ. Người đàn ông này vì yêu thương vợ nên đã dành thời gian để nghiên cứu và phát triển băng vệ sinh vừa rẻ lại vừa an toàn. Theo bộ phim này những người trong ngôi làng đó đã nhìn anh chàng này bằng con mắt kì thị, tuy nhiên anh đã vượt qua tất cả điều đó và dành 6 năm để cho ra chiếc máy sản xuất băng vệ sinh. Người đàn ông này đã trở thành 1 trong số “100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới” theo tờ TIME – tạp chí uy tín của Mỹ vào năm 2014.

Trước khi bộ phim được công chiếu nó cũng đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các rạp chiếu phim. Thêm vào đó, bộ phim có tính mới lạ khi sử dụng công cụ điện ảnh để cung cấp một cách trực diện về kiến thức liên quan đến sinh lí. Chính vì vậy, tại 52 rạp chiếu phim trên toàn nước Nhật đã chính thức quyết định công chiếu từ ngày 7 tháng 12 năm nay.

 

Đối tượng khán giả mục tiêu – Nam giới

Tại buổi chiếu thử 130 nam giới là nhân viên của các công ty ở các lĩnh vực khác nhau được mời tới. Những người quản lý mảng tài chính hay nhân sự cũng có mặt. Một nhân viên của công ty phân phối cho biết: những câu chuyện liên quan đến sinh lí là đề tài mà khá nhiều nhân viên trong công ty anh quan tâm, tuy nhiên sau khi xem phim này anh quyết định cần phải có kiến thức đầy đủ về sinh lí.

Khi tiến hành tìm kiếm người xem ở buổi chiếu thử, phía nhân viên của rạp chiếu phim đã khá bất ngờ vì có khá nhiều người đăng ký là những bạn nam trẻ tuổi.

 

Phỏng vấn những người xem ở buổi chiếu thử

Một nhân viên nhân sự 40 tuổi của tập đoàn bảo hiểm có tiếng cho biết ông tham gia vì nghĩ rằng đây là cơ hội để biết thêm về những kiến thức mà thông thường ít được tiếp xúc. Ông nghĩ rằng những kiến thức về sinh lí đã được dạy đầy đủ từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Tuy nhiên khi xem xong phim ông cảm thấy khá xấu hổ vì còn khá nhiều kiến thức mà mình không biết. Ông còn cho biết đã kết hôn được 6 năm, nhiều lần đi mua sắm thay vợ tuy nhiên chưa lần nào được nhờ mua băng vệ sinh.

Một người xem khác ở tuổi 60 là nhân viên của một công ty nước ngoài chuyên về lưu thông hàng hoá đã khóc khi xem bộ phim này. Công ty ông có khá nhiều nữ nhân viên, việc xin nghỉ làm vào ngày có sinh lí là việc mà ông chưa từng thấy. Ông nghĩ rằng phía công ty cần có những quan tâm và đưa ra chính sách phù hợp cho vấn đề này. Ông cũng cho biết sẽ cùng vợ mình tới rạp để xem lại bộ phim này lần nữa.

Ngoài ra nhiều bạn trẻ đến xem vì họ nghĩ rằng số lượng nữ giới đi làm ngày càng tăng lên, lý giải về vấn đề sinh lí là điều nên làm. 3 nhân viên trẻ tuổi của một công ty xây dựng lớn cũng được hỏi về suy nghĩ của mình sau khi xem xong bộ phim. Họ cho biết, trước đây họ có biết một phần nào đó về sự vất vả của con gái vào ngày sinh lí nhưng thực sự là trên cả mức mà họ đã hình dung. Hành động của nhân vật chính trong bộ phim đã thay đổi cái nhìn của cả xã hội, thôi thúc những nhân viên này muốn thử làm điều gì đó.

 

Vấn nạn thiếu băng vệ sinh khi thiên tai xảy ra

Sau buổi chiếu thử phim ngày hôm đó là cuộc nói chuyện của bà Osaki, uỷ viên của tổ chức quốc tế NGO Plan International Nhật Bản ủng hộ phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển. Bà cho biết ở các nước Đông Nam Á, 1/3 thời kỳ kinh nguyệt các em học sinh không đến trường, hay ở các nước châu Phi khi bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt 70% đến 80% các nữ sinh sẽ không đi học nữa. Đó chính là rào cản khi mà nữ giới không có cơ hội được nâng cao trình độ cũng như tiếp cận nền giáo dục.

Thực tế, vào thời điểm xảy ra đại thảm hoạ Higashi Nihon năm 2011 tại các nơi trú ẩn đã xảy ra tình trạng thiếu các vật phẩm dùng cho ngày sinh lí. Hầu hết các mặt hàng trợ cấp không có sự có mặt của các sản phẩm này. Vấn đề liên quan đến sinh lí có khá nhiều khía cạnh, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng chính là đối tượng cần phải kêu gọi hành động.

 

Bộ truyện tranh về sinh lí “Seiri chan”

Một trong những bộ truyện tranh giành được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây đó chính là “Seiri chan”. Nhân vật chính trong truyện có tên là Seiri nghĩa là sinh lí. Hàng tháng nhân vật này tới thăm các bạn nữ gây nên những cơn đau bụng dữ dội và không quên mang theo ống kim lớn cướp đi máu của họ.

 

Câu chuyện có những tình tiết vừa hài hước, vừa cảm động với những nhân vật ở các hoàn cảnh khác nhau như một cô gái không cho chồng biết về những cơn đau ngày có kinh, một nhà văn tự do bị Seiri chan hỏi thăm vào đúng hạn chót của bản thảo cần phải nộp hay ông bố đơn thân không biết làm gì khi con gái của mình lần đầu tiên bị đèn đỏ.

Bộ truyện này ban đầu ở dạng online, tuy nhiên do được khá nhiều quan tâm nó đã được chuyển thành sách. Tác giả của tập truyện là nhà văn Koyama (34 tuổi). Anh phát biểu rằng đây là chủ đề nói về sự vất vả của phụ nữ nên nếu là nam giới viết thì sẽ có ý nghĩa. Chính vì vậy anh đã sáng tác ra nó. Trong quá trình thu thập thông tin có khá nhiều điều mà anh không biết đã được các bạn nữ chia sẻ như là có người cảm thấy buồn ngủ, có người da xấu hơn đi, hay bất chợt khóc dù không có chuyện gì….

 

Độc giả là các cặp vợ chồng, cha và con gái

Hỏi các bạn đọc của bộ truyện tranh này ở Buổi ký tặng của nhà văn Koyama. Nhiều ý kiến cho rằng nhà văn đã vô cùng khéo léo khi lựa chọn nhân vật hoá Seiri chan nên cả nam và nữ đều sẽ có cái nhìn khách quan về vấn đề này. Nhiều cặp vợ chồng hay các cặp đôi chia sẻ “nhờ có bộ truyện này tôi đã hiểu được sự vất vả của vợ mìnhh” hay “tôi đã có thể hình dung một phần sự khó chịu của bạn gái mình trong những ngày đèn đỏ”.

 

Khá nhiều chia sẻ của những người tham dự Buổi ký tặng gợi ý cho tác giả về ý tưởng cho các kỳ tiếp theo. Một phụ nữ 30 tuổi nói rằng muốn được lắng nghe về những ký ức không thể quên mà từ trước đến giờ chị chưa kể với ai. Chị nói rằng khi cô con gái của mình lần đầu tiên có kinh nguyệt vào lúc tiểu học năm thứ 3, con gái chị đã vô cùng khó chịu với chị và chị không thể nào quên khuôn mặt của con gái chị lúc đó.

Một nam dược sỹ kể lại rằng anh đã gặp một bà mẹ cùng con gái tới cửa hàng của mình mua thuốc giảm đau bụng kinh cho con gái, bà mẹ này nói rằng “ngày xưa mọi người thường chịu đựng những cơn đau này” với con gái của mình. Anh cho rằng không chỉ nam giới mà một bộ phận nữ giới cũng chưa có lý giải được đầy đủ về sinh lí.

Một biên tập viên cũng chia sẻ dù sao đi nữa nữ giới cũng khó kể ra những chuyện như vậy. Nhờ nhân vật Seiri chan đã hình ảnh hoá những điều mà chỉ có thể có ở truyện tranh. Nam giới cũng cần biết, hiểu và giúp đỡ phái nữ.

 

Hãy cùng nhau coi trọng và yêu thương nhiều hơn

Liên quan đến giới tính, không chỉ có chủ đề như các loại hình tội phạm liên quan đến giới tính hay quấy rối tình dục nơi làm việc mà ngay cả chủ đề tìm hiểu về cơ thể, sinh lí của phụ nữ mọi người vẫn đang còn thiếu khá nhiều kiến thức. Mong rằng thời gian tới các kiến thức này sẽ được tuyên truyền rộng rãi thông qua các hình thức thông tin đại chúng khác nhau để cả nam và nữ có thể hiểu, tôn trọng và chia sẻ nhiều hơn.

 

Nguồn: NHK

Dịch: LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る