Bạo hành chốn công sở – mặt trái của các doanh nghiệp Nhật Bản

Tại một căn phòng chặt hẹp chỉ có sếp và nhân viên, người nhân viên phải nghe sếp ngồi nói hàng tiếng đồng hồ về những sai sót của mình. Hay trường hợp khác là sếp nói một nhân viên là “kẻ trộm lương” – tức là không làm được trò gì mà cũng nhận lương – trước mặt nhiều nhân viên khác… Đó là 2 trong số rất nhiều những câu chuyện của những nhân viên ở các doanh nghiệp Nhật Bản.

 

パワーハラスメント – power harassment có nghĩa là lạm dụng vị trí, quyền lực mà quấy rối, chèn ép nhân viên tại nơi làm việc, gây ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần của nhân viên và được gọi tắt là pawahara.

 

Furushikato cũng là một hình thức của bạo hành chốn công sở 

  • Người ở nơi làm thêm ghét tôi nửa năm nay, họ không giao cho tôi việc gì cả
  • Tôi vừa mới nghe điện thoại từ người của công ty, khi tôi kể với gia đình tôi như thế mọi người bảo đó là pawahara

Hàng loạt các câu chuyện của những người đã và đang bị bạo hành chốn công sở được tung lên trên các trang mạng truyền thông. Không để mắt tới, không giao nhiệm vụ cho cũng là một dạng của bạo hành chốn công sở. Nó được gọi là Furushikato (Furu theo tiếng anh là full, có nghĩa là toàn bộ, shikato có nghĩa là mushi, không nhìn tới シカトする/ 無視す).

 

Người bạo hành và người bị bạo hành nơi công sở có chiều hướng tăng lên

Dưới đây là kết quả về điều tra bạo hành nơi làm việc vào 2 thời điểm năm 2014 và 2016, được thực hiện thông qua mạng internet, đối tượng điều tra là 10.000 người là nhân viên văn phòng từ 20 đến 64 tuổi.

Năm 2014, có 25,3% số người trả lời rằng đã từng bị bạo hành nơi làm việc và đến năm 2016 con số này đã tăng lên là 32,5%. Bên cạnh đó, số người cảm giác mình đã có hành động bạo hành hoặc bị chỉ trích là bạo hành tại nơi làm việc tăng từ 7,3% lên đến 11,7%.

 

Vẫn chưa có luật xử phạt hành vi bạo hành nơi làm việc

Khác với hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc (sekuhara) thì việc bạo hành tại nơi làm việc vẫn chưa có bộ luật nào quy định. Chính vì thế, chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu để xem xét cho ra bộ luật liên quan đến hành động bạo hành nơi công sở để đưa vào thực thi từ năm 2019.

 

Những doanh nghiệp quá phân biệt vị trí cao thấp

Bạo hành tại nơi công sở là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, thậm chí là tính mạng của các nạn nhân. Đây chính là một vấn đề có liên quan sâu sắc đến chất lượng của các doanh nghiệp.

Cục trưởng cục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bạo hành nơi công sở ông Kaneko cho biết để một doanh nghiệp làm việc hiệu quả thì ở một mức độ nhất định cần có sự phân bậc cao thấp giữa các nhân viên với nhau. Tuy nhiên nếu như lạm dụng điều đó thì đây chính là cơ sơ hình thành nên bạo hành nơi công sở.

 

Việc sếp bảo gì nghe nấy, cấp dưới không dám nói ra ý kiến của mình chính là thực trạng đang xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản. Và trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ai cũng muốn lên cao hơn nhanh hơn thì số lượng các doanh nghiệp như thế ngày càng tăng lên. Khi một nhân viên ở trong một tổ chức mà vừa không thể nói lên ý kiến của mình mà lại vừa không thể đổ lỗi cho ai thì nhân viên đó nghiễm nhiên sẽ nghĩ rằng mình có bị chèn ép cũng không sao. Và khi cứ lặp đi lặp lại tình trạng đó môi trường của doanh nghiệp sẽ trở nên vô cùng xấu.

 

Đó phải chăng là một hình thức dạy dỗ nhân viên

Theo một chuyên gia tâm lý thầy Nishida cho biết: để bản thân trưởng thành, thực tế từ nhỏ con người phải chịu khá nhiều áp lực từ trường học, gia đình, có cả những lúc chịu đòn roi, quát mắng. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi đi làm, có lẽ đó là lý do khiến nhiều người nghĩ rằng bạo lực tại nơi công sở là điểu hiển nhiên. Tôi nghĩ rằng nhiều ngừời không nghĩ đó là bạo hành mà họ nghĩ đó là cách thức dạy dỗ, giáo huấn.

 

Trốn tránh có là điều đáng xấu hổ

Trao đổi với giảng viên trường đại học Kanagawa, thầy Sugiyama về việc làm thế nào khi bị bạo lực tại nơi công sở. Thầy cho biết có 2 cách một cách đó là tránh đi và cách thứ 2 là ở tư cách đó và đấu tranh. Tuy nhiên việc đấu tranh thường là một việc khá khó khăn.

Những người gây ra bạo hành nơi công sở thường là những người nghĩ rằng những ai chống đối lại mình là người không tốt hoặc một dạng khác nghĩ rằng cấp dưới phải là người phục tùng mình nếu như không làm được điều đó thì không thể bỏ qua.

Đối sách lúc này là hãy tìm những người đang trong tình cảnh như mình để khi nào có chuyện gì xảy ra thì còn có sự chuẩn bị. Thêm vào đó nếu như cảm thấy sắp bị bạo hành thì tự mình nghĩ ra một cớ gì đó để mình không phải tiếp xúc với người cấp trên đó quá lâu.

 

Hơn hết đó là nếu như cảm thấy mình đã bị bạo hành nơi công sở thì hãy nhanh chóng trao đổi với các cơ quan liên quan. Việc mượn sức mạnh của bên thứ ba là một điều vô cùng quan trọng.

 

Hãy coi trọng từng nhân viên 

Nhiều doanh nghiệp đang tiến hành thành lập các tổ chức nhằm chống lại bạo hành nơi công sở bằng các cuộc khảo sát cho phép người thực hiện dấu tên.

Một điều khá quan trọng đó chính là đừng làm điều gì mà mình cũng cảm thấy không thích người khác làm với mình hay những người thân của mình. Ví dụ nếu như một ai đó nói hoặc làm điều gì đó không gây tổn thương đến bố mẹ, anh em, con cái bạn như chính việc mà bạn đã làm với nhân viên của mình. Hãy nghĩ điều đó trước khi hành động bất kỳ điều gì.

Đừng gây tổn thương đến tinh thần cũng như thể xác của nhân viên mà ngược lại hãy coi trọng họ. Đó là điều vô cùng quan trọng khi mà sự cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng trở nên khốc liệt.

 

Nguồn: NHK

bình luận

ページトップに戻る