Các tuyến đường sắt địa phương đi vào bế tắc

Dân số giảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng hành khách của các tuyến đường sắt địa phương cũng suy giảm theo. Hai năm trước, tuyến đường sắt JR Hokkaido cũng thông báo về việc nhìn nhận lại tình hình hoạt đông. Tháng 4 năm nay, JR Nishi Nihon cũng thông báo về sử dụng xe buýt thay thế cho tuyến Sankosen. Hàng loạt các tuyến đường sắt địa phương đang tiến hành việc cải tổ lại hoạt động của mình. Trong số đó là ảnh hưởng của đợt mưa lớn vào tháng 7 năm nay đã đánh một đòn đau vào cả tuyến đường JR Shikoku.

 

Thiên tai mang đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng

Đầu tháng 11, trụ sở chính của JR Shikoku đã mở một cuộc họp báo để thông báo về kết quả kinh doanh giữa năm, không thể không nhìn ra sự đau đớn trên gương mặt của ngài giám đốc Nakarai. Trong 2 kỳ liên tiếp, công ty đã lỗ tới 900 triệu yên (tương đương 180 tỷ đồng). Doanh thu có được từ dịch vụ chính (vận tải đường sắt) rơi xuống con số 110 tỷ yên, là con số thấp nhất kể từ trước đến nay.

 

Một trong những nguyên nhân chính giải thích cho con số này đó chính là mưa to và bão đã tiến vào khu vực Nishi Nihon. Chỉ do điều này đã làm tăng số lỗ của công ty lên đến 1 tỷ yên.  Mưa bão đã làm cho các trụ cầu bị nghiêng, đất nền bị sụp đổ tại 134 điểm trong đó có 88 điểm (tương đương 60%) nằm trên các điểm có doanh thu cao nhất từ trước tới nay.

 

Khả năng khó duy trì hoạt động

JR Shikoku được thành lập năm 1987 với nhiều năm liền kết quả kinh doanh thua lỗ, luôn phải nhận sự trợ cấp của quốc gia để duy trì hoạt động. Tuy nhiên khi mà số lượng hành khách liên tục suy giảm thì khả năng duy trì này về lâu dài là một điều vô cùng khó khăn.

 

Hokkaido cũng là một khu vực đang vô cùng khó khăn

Nguyên nhân chủ yếu lý giải cho khả năng duy trì mạng lưới đường sắt ở đây cũng là số lượng người dùng giảm sút ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngành.

 

Tuyến tàu nối liền hai tỉnh Ehime và Kochi là Yodosen, ở Tokushima là Mugisen, hay ở Ehime là Yosansen số lượng khách trung bình một ngày tính trên một km luôn dưới 1000 người. Tổng cả 3 tuyến này vào thời điểm năm ngoái doanh thu chỉ đủ 20% chi phí dành cho việc bảo trì dịch vụ và cơ sở vật chất.

 

Dù biết công việc phải làm lúc này là gia tăng số lượng hành khách tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả. Ví dụ như từ 7 năm về trước giới doanh nghiệp ở Shikoku cũng đã yêu cầu về một tàu cao tốc Shinkansen tuy nhiên mãi đến nay vẫn chưa thấy có bất kỳ một động tĩnh nào trong việc thiết kế. Hay 2 năm trước, việc đưa vào sử dụng Shinkansen sẽ làm tăng số lượng khách sử dụng các tuyến hiện có của địa phương khi tới Hokkaido, nhưng thực sự điều đó có thể nói vẫn đang nằm trong một tình cảnh khá nghiêm trọng.

 

Dùng xe buýt thay thế cho các tuyến tàu

Một trong những đề xuất nhằm cải tổ lại mạng lưới giao thông của địa phương đó chính là sử dụng buýt để thay thế cho tàu điện.

 

Bên cạnh đó để giảm bớt gánh nặng của các đơn vị đường sắt các địa phương tham gia vào việc quản lý cơ sở vật chất của các tuyến đường chạy qua địa bàn của mình. Khá nhiều ý kiến cho rằng việc này để đưa vào thực hiện thì các đơn vị địa phương phải nắm rõ được tình hình và sự hợp tác là tiền đề quan trọng.

 

Đối sách nào dành cho Shikoku

Trong tình hình dân số suy giảm ở các địa phương, làm sao để duy trì được mạng lưới giao thông ở đây là bài toán chung đối với toàn xã hội Nhật Bản. Có người cho rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng JR Shikoku mà vấn đề của cả vùng Shikoku. Đây chính là thời điểm để JR Shikoku nhìn vào những vấn đề không thể nào trốn tránh được lúc này để đưa ra quyết định sống còn. Ngay cả những người ít hoặc không sử dụng phương tiện giao thông cũng mong muốn có những chính sách, kết luận đủ sức thuyết phục trong việc làm thế nào để phát triển khu vực Shikoku.

Nguồn: NHK

bình luận

ページトップに戻る