Quy trình cơ bản từ tìm nhà đến vào nhà tại Nhật Bản

Ngay cả việc tìm phòng trọ ở Việt Nam cũng là một việc không hề đơn giản khi mà bạn rõ cả về ngôn ngữ lẫn quy trình của nó. Thế nên việc tìm nhà ở Nhật còn khó hơn gấp bội lần. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản kể từ khâu tìm nhà đến khi vào nhà nếu như bạn muốn sinh sống tại Nhật nhé.

Từ vựng cần biết khi đi thuê nhà tại Nhật Bản

 

Đặt ra những yêu cầu cơ bản trước khi tìm nhà

Điều đầu tiên bạn cần phải xác định bạn muốn ở một căn phòng như thế nào. Ví dụ:

  • Tiền nhà hàng tháng mà bạn có khả năng trả là bao nhiêu?
  • Phòng cách ga bao nhiêu phút đi bộ?
  • Bạn muốn sống ở khu vực nào?
  • Mong muốn phòng rộng bao nhiêu mét vuông?
  • Bạn muốn ở mấy người?
  • Bạn muốn tìm phòng cách trường hoặc công ty bao xa?
  • Khi nào muốn vào nhà?
  • Bạn dự định ở trong bao lâu?

Đây là những điểm cơ bản mà bạn cần phải quan tâm, hãy chọn ra những điều kiện tiên quyết và nên được ưu tiên hơn so với những cái khác. Đối với người Nhật, họ sẽ lựa chọn một căn phòng có tiền thuê bằng 1/3 thu nhập hàng tháng của họ.

 

Tìm nhà

Bạn có thể xem qua các thông tin cơ bản của một căn phòng qua Internet. Có những trang cho phép bạn xem được một danh sách các căn phòng có thể thuê được tại thời điểm đó chỉ bằng việc nhập một số những điều kiện cơ bản. Hãy hình dung ban đầu về căn phòng mình muốn ở qua smartphone hoặc máy tính trước nhé.

 

Tìm đến những văn phòng bất động sản

Nếu như tìm được phòng mà bạn cảm thấy ưng ý qua mạng thì sau đó hãy liên hệ tới văn phòng bất động sản đang quản lý nó. Ngoài ra tại các văn phòng bất động sản bạn cũng sẽ được giới thiệu một số phòng phù hợp với mong muốn của mình mặc dù phòng đó chưa được đăng trên internet.

 

Đến xem phòng

Nếu bạn thực sự ưng ý một phòng nào đó được giới thiệu tại văn phòng bất động sản thì hãy cùng họ đến thăm thực tế căn phòng đó. Đây là bước để bạn biết chính xác được khoảng cách từ ga đến phòng, không khí của ga gần nhất như thế nào, phòng của bạn có gần các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị hay không. Nếu bạn là con gái thì hãy kiểm tra thêm phần an ninh, trật tự và phòng chống tội phạm ở khu vực đó nữa.

Thêm vào đó khi vào phòng để kiểm tra bạn có thể nhìn tận mắt độ rộng của phòng chứa đồ, ánh sáng tới căn phòng có tốt không? Khu vực bếp có sử dụng thuận tiện hay không?

 

Ký hợp đồng

Sau khi kiểm tra tận mắt phòng bạn sẽ thuê thì bước tiếp theo là ký hợp đồng. Với những căn phòng tốt thì cùng một lúc sẽ có khá nhiều người xem nên hãy nhanh chóng quyết định nếu như đã thực sự ưng ý. Có khả năng bạn sẽ không thể ở đó nếu như một khách hàng khác quyết định nhanh hơn bạn.

Nếu như đã chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết cũng như tiền thì hãy thực hiện ký hợp đồng. Các giấy tờ cần thiết mà bạn có thể phải nộp cho văn phòng bất động sản đó chính là:

  • Hộ chiếu
  • Giấy chứng nhận cư trú
  • Thẻ ngoại kiều
  • Hợp đồng lao động nếu bạn là người đi làm
  • Thẻ học sinh, giấy chứng nhận đang theo học hoặc giấy nhập học nếu như bạn là học sinh
  • Giấy chứng nhận thu nhập
  • Giấy chứng nhận về các hoạt động mà bạn có thể làm ngoài tư cách ghi trên thẻ ngoại kiều (thường được ghi ở mặt sau thẻ ngoại kiều)

Bên cạnh đó, khi tìm nhà ở Nhật bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin người bảo lãnh (nếu không có bạn có thể sử dụng dịch vụ tại các công ty bảo lãnh). Các thông tin cụ thể hơn bạn có thể hỏi văn phòng bất động sản. Các văn phòng bất động sản khác nhau sẽ có những giấy tờ cần nộp và thủ tục khác nhau ở một vài điểm.

 

Vào nhà

Khi vào nhà, hãy nhớ làm hợp đồng với công ty ga, điện, nước. Nếu như bạn liên lạc với ban quản lý của khu vực bạn ở bạn có thể được hướng dẫn cụ thể về các thủ tục cần thiết. Nếu như bạn đã quyết định khi nào sẽ bắt đầu vào nhà thì tốt nhất nên thực hiện các hợp đồng này sớm.

Đối với các khu vực khác nhau, các quy tắc về phân loại và xử lý rác khác nhau. Chính vì vậy hãy tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định này. Việc không thực hiện nghiêm chỉnh sẽ rất dễ dẫn đến các rắc rối không đáng có nên cần chú ý.

Sau khi nhập nhà, nhớ thu xếp thời gian để thực hiện thủ tục chuyển địa chỉ tại cơ quan địa phương.

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る