Đâu là căn cứ để xác định mức thuế điều chỉnh cho các dịch vụ ăn uống?

Từ tháng 10 năm 2019, Nhật Bản áp dụng mức thuế tiêu dùng mới là 10%. Riêng mảng thực phẩm, dịch vụ ăn uống có một số trường hợp được áp dụng mức thuế suất có điều chỉnh ngoại trừ các hoạt động sử dụng dịch vụ ăn bên ngoài.

 

Câu trả lời của cơ quan chức năng

Khá nhiều người cảm thấy bối rối về việc nếu người tiêu dùng mua và ăn ngay tại khu vực cho phép ngay tại các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị thì sẽ áp dụng mức thuế nào?

 

Mới đây chính phủ đã công bố mới để trả lời cho vấn đề này: mức thuế suất có điều chỉnh là việc vẫn áp dụng mức thuế cũ 8% với việc việc mua đồ ăn, đồ uống và mang về nhà. Ngược lại, việc ăn tại cửa hàng hoặc với các loại đồ uống có cồn sẽ áp dụng mức thuế 10%. Nếu như người mua hàng ăn ngay tại cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị thì tương đương với việc ăn ở ngoài nên sẽ áp dụng mức thuế 10%. Nhân viên bán hàng phải xác nhận điều này với người mua hàng để lựa chọn mức thuế tương ứng.

Bên cạnh đó, nếu như tại khu vực này của các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi này có thông báo rõ với khách hàng về việc nghiêm cấm mọi hình thức ăn uống tại cửa hàng thì việc xác nhận là không cần thiết và sẽ áp dụng mức thuế 8%.

 

Phiếu đổi cà phê?

Các quán cà phê luôn có chương trình mua trước phiếu để đổi lấy cà phê. Tại thời điểm phiếu này được bán ra, không thể xác nhận được là khách hàng sẽ uống trong quán hay mang về. Chính vì vậy, hệ thống các quán cà phê cũng khá bối rối trong việc áp dụng mức thuế nào?

Theo phương châm mới của chính phủ thì tại thời điểm đổi phiếu lấy cà phê cần phải hỏi khách hàng về việc có uống tại quán hay không. Tuy nhiên, nếu người dùng mua phiếu ở mức thuế 8% nhưng lại muốn uống ngay tại quán thì tại thời điểm đổi phiếu khách hàng phải thanh toán mức tiền chênh lệch do sự phát sinh về thuế. Biện pháp mà chính phủ đưa ra đó là với hình thức mua phiếu này, các hệ thống quán cà phê cần phải phát hành 2 loại phiếu là phiếu dành cho việc uống tại quán và phiếu dành cho khách hàng mang về nhà.

 

Tại các quán sushi?

Một trường hợp khác đó là tại các quán sushi băng chuyền khi khách hàng có mong muốn mang những miếng sushi không ăn hết được tại quán?

 

Chính phủ cũng đã trả lời như sau: căn cứ vào thời điểm đồ ăn được mang đến phục vụ khách hàng đây được xét vào trường hợp ăn ngoài hàng cho dù nó có được ăn hết tại quán hay không. Chính vì vậy toàn bộ được áp dụng mức thuế 10%.

 

Đặc sản mang về tại các tour du lịch trọn gói?

Các tour du lịch trọn gói thường bao gồm cả việc mua đồ đặc sản mang về. Vậy những đồ đặc sản này có được áp dụng mức thuế điều chính không?

Câu trả lời là không bởi vì đối với các tour du lịch trọn gói việc đi lại và ẩm thực là một thể thống nhất được cung cấp cùng một lúc nên toàn bộ các đồ ăn, đồ uống và kể cả là đặc sản đem về cũng sẽ tính ở mức thuế 10%.

 

Trợ cấp theo ngày dành cho nhân viên đi công tác?

Những đồ ăn, nước uống như bentou dành để trợ cấp cho nhân viên đi công tác sẽ tính ở mức thuế nào?

 

Trợ cấp theo ngày dành cho nhân viên dù là các mặt hàng áp dụng mức thuế điều chỉnh nhưng đối với một doanh nghiệp đây là một chi phí nên sẽ tính ở mức thuế 10%.

 

Thế nào là đồ ăn?

Có rất nhiều trường hợp băn khoăn về thế nào là đồ ăn để xác định mức thuế suất áp dụng?

Tiêu chuẩn căn cứ mà cơ quan thuế đưa ra đó chính là sẽ căn cứ vào thời điểm mặt hàng đó được bán ra.

Ví dụ đối với ngành chăn nuôi, đối với việc bán những chú bò dùng để lấy thịt thì tại thời điểm bán, nó vẫn chưa được gọi là đồ ăn nên sẽ không được áp dụng mức thuế điều chỉnh.

Một ví dụ khác đối với việc bán đá lạnh. Nếu là bán đá dành cho việc sản xuất ra kakigori thì nó được xem là đồ ăn và sẽ áp dụng mức thuế 8%, trong khi đó nếu như mua đá dùng để giữ lạnh thì đây không được xem là đồ ăn nên sẽ áp dụng mức thuế 10%.

 

Thế nào được coi là ăn ở ngoài?

Mức thuế suất có điều chỉnh không được áp dụng với các mặt hàng ăn uống nếu như người tiêu dùng ăn ở các hàng quán.

Chính vì vậy đối với các cửa hàng tiện lợi có bố trí cả nhà vệ sinh, bàn ghế và người mua hàng thực hiện việc ăn uống tại khu vực này vẫn được cho là ăn ngoài nên sẽ áp dụng mức thuế 10%. Chính vì vậy, đối với các cửa hàng như thế này, nhân viên bán hàng phải xác nhận với người mua hàng tại thời điểm thanh toán.

Tương tự như vậy các đồ ăn được cung cấp như dịch vụ giao đồ ăn đến tận phòng của khách tại khách sạn hay thực hiện gọi món ở các quán karaoke cũng là những trường hợp coi là ăn ở ngoài và áp dụng mức thuế mới là 10%.

 

 

Tuy nhiên, đối với các dịch vụ cung cấp đồ ăn như ケータリング (catering sevice) hoặc 出張料理 (đầu bếp đến phục vụ tại nhà) cho các bữa tiệc home party được xem như là ăn ở ngoài nên sẽ được tính mức thuế 10%, còn đơn giản chỉ là gọi soba hay pizza giao đến nhà thì áp dụng mức thuế 8%.

Chính vì vậy theo cơ quan chức năng, cơ sở để xác định mức thuế suất áp dụng chính là việc khách hàng chỉ định đâu là địa điểm cung cấp các dịch vụ liên quan đến mảng ăn uống.

 

Đối với các loại bánh kẹo được tặng kèm đồ chơi?

 

 

Đối với việc mua các loại bánh kẹo có tặng kèm đồ chơi, nếu như giá trị của phần bánh kẹo cao hơn 2/3 giá của món hàng thì vẫn được xếp vào đồ ăn, tương đương với mức thuế áp dụng điều chỉnh 8%. Ngược lại nếu như giá trị của đồ tặng kèm chiếm phần lớn giá trị của món hàng thuế suất áp dụng sẽ là 10%.

 

Đối với ngành thực phẩm nhất là liên quan đến dịch vụ ăn uống, việc xác minh địa điểm mà khách hàng ăn trước khi thanh toán là một việc cần thiết để lựa chọn mức thuế suất tương ứng. Chính vì vậy với các nhân viên bán hàng, việc hỏi từng khách hàng một như vậy sẽ trở thành gánh nặng cho họ. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi cần có các chính sách hợp lý không riêng từ chính phủ mà cả phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống.

 

Nguồn: NHK

 

Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10%

Thành phố Kyoto bắt đầu thu thuế lưu trú đối với khách du lịch

bình luận

ページトップに戻る