Lối chơi chữ trong cách đặt ngày tháng của người Nhật (phần 2)

Tiếp tục phần bài viết Lối chơi chữ trong cách đặt ngày tháng của người Nhật (phần 1) hãy đến với những tháng cuối trong năm nhé!

 

Tháng 7

梨の日 (7月4日記念日): Số 4 có cách đọc khác là shi (し) và số 7 là nana (なな). Trong tiếng Nhật thì Nashi (梨) mang nghĩa là quả lê. Và từ đó ngày 4 tháng 7 được mang tên là ngày của quả lê.

泣く日 (7月9日記念日): Tương tự như vậy thì ngày 9 ku (く) và tháng 7 nana (なな) được hợp thành naku (泣く) mang nghĩa là “khóc”. Những khi đau buồn, thất vọng hay vui sướng đều có thể khóc. Khóc không những là biểu hiện tự nhiên mà đó còn là một cách để giải tỏa áp lực cuộc sống.

納豆の日 (7月10日記念日): Ngày 10 tháng 7 là ngày của món natto (納豆). Một món ăn truyền thống của người Nhật từ xa xưa. Món đậu tương được lên men này khá khó ăn vì mùi của nó khá đặc biệt nhưng bù lại thì natto lại có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ngày nay người dân Nhật Bản thường ăn sáng với natto, món cơm nắm (onigiri) và sushi cũng thường cho nhân là natto. Số 10 được đọc là to (とう) và số 7 là nana (なな) và từ đó được ghép thành natto (納豆) mang ý nghĩa về loại đậu tương lên men này.

Natto – Món ăn tốt cho sức khoẻ

虹の日 (7月16日記念日): Ngày 16 tháng 7 được ghép bởi số 7 nana (なな) số 1 ichi (いち) và số 6 roku (ろく). Khi ghép cách đọc này với nhau sẽ tạo thành một cụm từ chỉ 7 màu sắc. Điều đó giúp ta liên tưởng đến màu sắc của cầu vồng. Vì vậy ngày 16 tháng 7 được xem là ngày của cầu vồng.

 

Tháng 8

はちみつの日 (8月3日記念日): Dựa vào cách đọc của số 8 hachi (はち) và số 3 mitsu (みつ) đã ghép thành từ “mật ong” trong tiếng Nhật. Vì vậy ngày 3 tháng 8 được đọc là ngày của mật ong.

橋の日 (8月4日記念日): Cũng từ cách đọc ngày như vậy mà ngày 4 shi (し) tháng 8 hachi (はち) được ghép thành từ hashi (橋) mang nghĩa là cây cầu.

野菜の日 (8月31日記念日): Ngày 31 tháng 8 là ngày của rau củ bởi cách đọc ghép các chữ đầu của số 8 ya (や) số 3 san (さん) và số 1 ichi(いち) đã tạo nên từ yasai (野菜) mang ý nghĩa là rau củ.

 

Tháng 9

草の日 (9月3日記念日): Ngày 3 san (さん) tháng 9 ku (く) mang ý nghĩa về loài cỏ dại bởi cách đọc của các con số tạo nên.

黒の日 (9月6日記念日): ngày 6 roku (ろく) tháng 9 ku (く). Mang ý nghĩa màu đen bởi cách đọc màu đen trùng với ngày 6 tháng 9 này. Nếu trong ngày 6 tháng 9 bạn có gặp xui xẻo thì cũng đừng ngạc nhiên nhé. Bởi vì nó là ngày “đen” mà.

 

Tháng 10

豆腐の日 (10月2日記念日): Số 2 được đọc là fu (ふ) và số 10 là tou (とう) đã được ghép thành toufu (豆腐) mang nghĩa là đậu tương (đậu miếng). Vào ngày này tại các siêu thị bán đậu miếng với giá rất rẻ.

登山の日 (10月3日記念日): Ngày 3 zan (ざん) tháng 10 to (とう) được ghép lại thành từ tozan (登山) mang ý nghĩa “leo núi” vì vậy mà ngày 3 tháng 10 được gọi là ngày leo núi.

 

Tháng 11

いい夫婦の日 (11月22日記念日): Ngày 22 tháng 11 được đọc thành i (1) i (1) fu (2) fu (2) (いい夫婦) mang nghĩa là cặp vợ chồng tốt. Ngày này tại Nhật Bản cũng thường được chọn là ngày tổ chức hôn lễ để cầu mong cuộc sống hôn nhân luôn được thuận hòa, vui vẻ.

いい肉の日 (11月29日記念日): Ngày này ắt hẳn sẽ không còn lạ lẫm nữa rồi. Bởi ngày này tại các siêu thị sẽ bán thịt với giá rất hấp dẫn. Ngày này được xem là ngày “thịt” bởi cách đọc i (1) i (1) ni (2) ku (9) (いい肉) của các con số hợp thành.

 

Tháng 12

育児の日 (毎月12日記念日: Vào tháng 12 được người Nhật xem là ngày chăm sóc trẻ em. Tất nhiên không phải chỉ mỗi tháng 12 mới chăm sóc trẻ em mà do cách chơi chữ của người Nhật nên đã tạo nên tháng 12 i (1) ku (2) 育児.

Trên đây chỉ là một số ngày tiêu biểu cho cách chơi chữ của người Nhật. Các bạn có thể tìm hiểu thêm để biết những điều thú vị khác của đất nước Nhật Bản.

bình luận

ページトップに戻る